- Nghiên cứu chọn tạo giống hoa lan huệ (Hippeastrum sp)
- Đánh giá thực trạng chất lượng rau sạch sản xuất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Xây dựng mô hình và triển khai hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Long
- Nghiên cứu ứng dụng của công nghệ Blockchain trong định danh điện tử
- Nghiên cứu phát triển sản xuất ca cao bền vững tại Việt Nam
- Nghiên cứu tiếp thu công nghệ sản xuất một số chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản và xử lý ô nhiễm môi trường tại Thái Bình
- Khảo sát tình hình nhiễm ve Varroa destructor trên ong ý tại tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện pháp phòng trị
- Ứng dụng kỹ thuật thâm canh tổng hợp để nâng cao năng suất - phẩm chất lạc trên vùng đất xám Tây Ninh
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia lãnh đạo doanh nghiệp của phụ nữ Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Quy trình sản xuất và vệ sinh thức ăn cho chăn nuôi lợn xuất khẩu
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2019-20/KQNC-CS
Nghiên cứu thử nghiệm nuôi thương phẩm cá thát lát cườm (Chitala ornata Gray 1831) tại huyện Đức Trọng
Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt miền Trung
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
TS. Phan Đinh Phúc
KS. Lê Văn Diệu, CN. Nguyễn Thị Liệu, KS. Phan Nguyễn Ngọc Trinh, KS. Hoàng Anh Quy, KS. Bùi Anh Tấn
Nuôi trồng thuỷ sản
01/06/2016
01/12/2018
2018
Lâm Đồng
49
1. Đặt vấn đề
Cá thát lát cườm phân bố tự nhiên ở các sông suối Tây Nguyên (trong đó có cả Lâm Đồng) và là loài cá có giá trị kinh tế. Tuy nhiên hiện nay, nguồn lợi cá thát lát cườm trong tự nhiên nói riêng và các loài cá khác nói chung giảm sút nghiêm trọng. Cá thát lát cườm có thịt thơm ngon, tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 1 năm nuôi có thể đạt khối lượng trung bình là 1 kg/con. Hiện nay giá bán cá thát lát cườm tươi thương phẩm dao động từ 80.000 - 100.000 đồng/kg, cá đã qua chế biến thành chả dao động từ 200.000 - 240.000 đồng/kg, và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm chả cá thát lát là rất lớn.
Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu và thực nghiệm sản xuất nuôi cá thát lát cườm ở một số tỉnh Tây Nam bộ, và nghề nuôi cá thát lát cườm ở những địa phương này phát triển mạnh với năng suất nuôi trung bình đạt 30 tấn/ha. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá thát lát cườm có thể tận dụng nguồn thức ăn như cá tạp sẵn có tại địa phương để nuôi nhằm nâng cao lợi nhuận hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, các vùng khác nhau có những đặc điểm khác nhau về khí hậu, cơ sở vật chất và mức độ phát triển. Do đó, ứng dụng các quy trình nuôi đã được nghiên cứu và có những điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện của từng địa phương khác nhau là cần thiết, nhằm đạt được hiệu quả tối đa về kinh tế và kỹ thuật khi phát triển một đối tượng mới cho địa phương.
Đức Trọng là huyện nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm Đồng, có độ cao từ 600 - 1000 m so với mực nước biển. Huyện Đức Trọng có diện tích khoảng 90.179,76 ha, trong đó năm 2014 có 389,7 ha sử dụng nuôi trồng thủy sản, chiếm 0,43% diện tích đất toàn tỉnh. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 của huyện là 34.797 triệu đồng, trong đó khai thác là 461 triệu đồng, nuôi trồng là 32.372 triệu đồng, và dịch vụ là 1.964 triệu đồng. Diện tích nuôi bán thâm canh là 13 ha và diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến là 376,7 ha. Sản lượng thủy sản của huyện Đức Trọng là 759,4 tấn trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản là 751,4 tấn, còn lại là khai thác thủy sản. Trong 15 xã, phường, thị trấn của huyện Đức Trọng thì diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất là xã Ninh Gia (50 ha), rồi đến Tân Thành (49 ha), Tà Năng (44 ha), Tân Hội (41 ha), Đà Loan (40 ha), Đa Quyn (35 ha), Hiệp Thạnh (21,4 ha). Thị trấn Liên Nghĩa, Phú Hội, Tà Hine đều có diện tích nuôi thủy sản là 20 ha. Các xã còn lại có diện tích nuôi thủy sản từ 3 - 18 ha (Chi cục thống kê Đức Trọng, 2014). Đức Trọng còn có một số hồ chứa nhỏ và vừa có thể nuôi cá lồng như hồ Đại Ninh (4.000 ha), Kay An (30 ha), Sop (26 ha), Ma Poh (20 ha).
Từ 2010 đến năm 2014, nhiệt độ không khí bình quân ở huyện Đức Trọng (trạm quan trắc Liên Khương) của tháng 1 là thấp nhất, trung bình 21,9oC. Tháng 5 có nhiệt độ không khí trung bình cao nhất trong năm là 23,6oC (Chi cục thống kê Đức Trọng, 2014). Theo báo cáo của Phan Đinh Phúc (2015) thì nhiệt độ nước của các ao nuôi của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung ở xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng trong năm 2015 có nhiệt độ nước thấp nhất vào tháng 1, trung bình 21,6ºC (dao động từ 18 - 24ºC), và cao nhất vào tháng 4, trung bình là 26,6oC (dao động 21 - 30oC)
Đức Trọng là một trong những địa phương có nghề nuôi cá nước ngọt tương đối phát triển trong tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống giá trị kinh tế thấp như trắm cỏ, chép, trôi, rô phi, mè trắng, mè hoa,…Huyện Đức Trọng có tiềm năng mặt nước để nuôi thủy sản cả về nuôi ao hồ nhỏ và nuôi lồng ở hồ chứa. Một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và hiệu quả cao hiện nay chưa được nghiên cứu và phổ biến nuôi rộng rãi trên địa bàn huyện để nâng cao giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản của huyện.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm nuôi thương phẩm cá thát lát cườm (Chitala ornata, Gray 1831) tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng” đã được phê duyệt thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung:
Xác định khả năng nuôi thương phẩm cá thát lát cườm trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng quy trình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm phù hợp với điều kiện của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
- Sản xuất được 1.500 kg cá thát lát cườm thương phẩm, kích cỡ trung bình 400 - 600 g/con.
cá thát lát cườm
Trung tâm Ứng dụng KHCN Lâm Đồng
LDG-2019-020