- Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nguồn ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Thái Bình giai đoạn 2021-2025
- Cách mạng tư tưởng-văn hóa và chiến lược con người ở Tây Nguyên
- Thực nghiệm ương dưỡng cá Kèo giống tại huyện Vĩnh Châu
- Đánh giá hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ em 11-13 tuổi vùng ven biển Thái Bình
- Ứng dụng hoàn thiện phần mềm quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Phép biến đổi tích phân kiểu tích chập suy rộng và ứng dụng
- Tuyển chọn giống mía và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất mía khu vực phía Bắc (1986 - 1990)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp sử dụng thuôc trừ cỏ đến hiệu quả của việc trồng bông xen đậu xanh tại Bắc Giang
- Điều tra nguồn lực và nhu cầu thông tin khoa học giáo dục
- Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển giống gừng nghệ năng suất cao chất lượng tốt cho các tỉnh phía Bắc
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
10/2021.CS
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Ủy ban MTTQ Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ
Cơ sở
Cử nhân. Đặng Ngọc Long
Ths. Diêm Thị Hoa; Ths. Trần Quang Đạo; CN. Nguyễn Thị Phương; Ths. Nguyễn Thị Vân Hà; Ths. Hoàng Thị Phương; CN. Đỗ Hồng Sơn.
Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội
01/01/2021
01/10/2021
2021
Bắc Giang
63
Việc mở rộng dân chủ, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng mang lại hiệu quả thiết thực. Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả cơ chế giám sát dân chủ, giám sát trực tiếp của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong việc vận động nhân dân tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức theo Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Ban chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học lựa chọn Đề tài “Nghiên cứu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” để nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban TTND, góp phần quan trọng trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Có thể thấy, trong những năm qua, dưới sự chủ trì, hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc các cấp, Ban TTND ở các xã, phường, thị trấn đã từng bước phát huy được vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn, góp phần tích cực thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhân dân; phối hợp giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật và các công trình đầu tư ở cơ sở.
Công tác tổ chức giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở được đẩy mạnh thực hiện. Hằng năm, Ban TTND ở các xã, phường, thị trấn cơ bản đều xây dựng được kế hoạch hoạt động, trong đó có kế hoạch giám sát việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ở các xã, phường, thị trấn. Ban TTND đã phối hợp thực hiện giám sát nhiều lĩnh vực có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như giám sát việc quản lý sử dụng đất đai; việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công; việc thu chi, quyết toán ngân sách cấp xã, phường, thị trấn; quản lý và sử dụng các loại quỹ do Nhân dân đóng góp; việc thực hiện các chương trình dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở cơ sở như làm đường giao thông liên thôn, liên bản, đường giao thông nội đồng; chỉnh trang đô thị, xây dựng, tu sửa nhà văn hoá ở khu dân cư.
Ban TTND đã từng bước phát huy vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Các Ban TTND đã tập trung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; tăng thêm lòng tin của quần chúng Nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của chính quyền, giữ gìn đoàn kết nội bộ, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ và giải quyết công việc được giao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TTND còn một số hạn chế như: Cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phương, cơ sở chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện đối với công tác TTND, việc xử lý, giải quyết các kiến nghị của Ban TTND chưa dứt điểm, kịp thời; việc giám sát sau kiến nghị còn nhiều hạn chế. Vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Mặt trận đối với hoạt động TTND ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu, có đơn vị chưa chủ động đề xuất với chính quyền hỗ trợ kinh phí và khen thưởng. Hoạt động của Ban TTND chưa đồng đều. Một số Ban TTND còn lúng túng, thụ động trong việc xây dựng chương trình giám sát. Nhiều nơi, thành viên Ban TTND chưa nhận thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TTND; trình độ, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu nhiệt tình trong công tác, ngại va chạm, chưa cương quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở cơ sở...
Để Ban TTND tiếp tục phát huy hiệu quả, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp, nhất là trực tiếp cấp xã cần tăng cường tham mưu cho cấp ủy cùng cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của Ban TTND; thường xuyên báo cáo cấp ủy về hoạt động của Ban TTND đồng thời hướng dẫn Ban TTND hoạt động hiệu quả đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tổng hợp, phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về công tác TTND. Phát huy vai trò giám sát của Ban TTND.
Ban thanh tra nhân dân
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang
NVCS96/2021