
- Nghiên cứu sản xuất Artemisinin bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào thanh hao (Artemisinin bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào thanh hao (Artemisinin Annua L) và phát triển trên quy mô Pilot (giai đoạn 2007-2008)
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học công nghệ về nông nghiệp công nghiệp
- Một số biện pháp tổ chức hoạt động văn hoá nghệ thuật trong trường trung học phổ thông
- Nghiên cưu bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Ninh Thuận
- Nghiên cứu chuyển giao và phát triển giống lạc mới năng suất cao L27 (L19) ở tỉnh Nghệ An
- Nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật
- Nghiên cứu tác dụng kháng vi khuẩn Streptococcus mutans và độc tính của phân đoạn chiết lá sim
- Hoàn thiện công nghệ tự động trong chế tạo lắp ráp hàn vỏ tàu thuỷ nhằm nâng cao chất lượng đóng tàu thuỷ cỡ lớn - Thông số kỹ thuật hàn áp dụng cho tàu chở sà lan LASH
- Nghiên cứu đánh giá diễn biến bồi xói lòng dẫn sông Cái Phan Rang và đề xuất giải pháp quản lý khai thác phát triển bền vững
- Đặc điểm tâm lý của vận động viên Taekwondo tại TP Hồ Chí Minh



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nghiên cứu trồng thử nghiệm các giống bạch đàn lai UG24 và UG54 có năng suất cao đã được công nhận vào trồng rừng sản xuất tại tỉnh Bắc Giang
Chi cục Kiểm lâm
UBND Tỉnh Bắc Giang
Tỉnh/ Thành phố
ThS.Trần Đức Lợi
ThS.Nguyễn Minh Ngọc; ThS.Trương Đức Đáng; ThS.Nguyễn Tiến Hưng;ThS.Nguyễn Minh Hải; KS.Ngô Thế Anh, KS.Dương Thị Thúy; KS.Nguyễn Văn Nam; CN.Nguyễn Thị Ngọc Lan.
Trồng trọt
01/01/2017
01/12/2019
2019
Bắc Giang
108
1. Thực trạng phát triển rừng trồng bạch đàn tại địa bàn nghiên cứu
Điều tra khảo sát được tiến hành tại địa bàn 3 huyện, trong đó:
- Tại huyện Yên Thế, giống bạch đàn chủ yếu là bạch đàn Uro dòng PN14, riêng bạch đàn PN2 không có người trồng. Theo đánh giá tại các hộ địa phương, giống PNCT3 là giống cho năng suất cao, hình thái đẹp nên có giá trị kinh tế cao.
- Tại huyện Sơn Động, cây trồng rừng sản xuất chủ yếu là Keo, bạch đàn chỉ chiếm diện tích nhỏ do các giống keo tương đối phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng của huyện, thu hoạch sau 3-5 năm, chưa có biểu hiện dịch bệnh nên tâm lý người dân ngại chuyển đổi sang cây trồng khác.
- Tại huyện Lục Nam, bạch đàn là cây trồng rừng sản xuất chính, trong đó, bạch đàn uro dòng PN14 chiếm tỷ lệ lớn. Theo đánh giá của các hộ trồng rừng, các giống bạch đàn mới được mua về trồng tại địa phương chủ yếu là cây sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, rừng trồng khá đồng đều và năng suất khá cao, trồng 3-5 năm đã được thu hoạch.
2. Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống Bạch đàn lai UG24, UG54 trên địa bàn 03 huyện
Từ các kết quả triển khai nghiên cứu, thực nghiệm đến nay Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng mô hình trồng rừng giống bạch đàn lai UG24, UG54 trên địa bàn xã Tuấn Đạo huyện Sơn Động, xã Lục Sơn huyện Lục Nam và xã Hồng Kỳ huyện Yên Thế. Đề tài mới thực nghiệm đến năm thứ 2 do đó, nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra năng suất tại thời điểm 2 tuổi mang tính chất tham khảo vì ở tuổi thứ 3, bạch đàn mới thể hiện được năng suất từng giống.
- Tại huyện Lục Nam, ở tuổi thứ 2, sinh trưởng của UG24 và UG54 rất triển vọng. Nếu tạm tính năng suất theo tỷ lệ sống ở tuổi thứ 2 cho thấy giống UG54 có năng suất đạt 23,5 m3/ha/năm, UG24 đạt 21,1 m3/ha/năm, tỷ lệ sống đạt trên 90%.
- Tại huyện Sơn Động, cả 2 giống đều có khả năng duy trì nhịp điệu sinh trưởng ổn định ở các năm tiếp theo. Theo dõi sinh trưởng ở tuổi thứ 2, giống UG24 kém hơn nhiều giống UG54, tuy nhiên vẫn vượt giống đối chứng PN14.
- Tại huyện Yên Thế, chất lượng giống UG24 rất đảm bảo, tuy UG54 có hệ số biến động - cho biết tính đồng đều của các cá thể trong quần thể rừng, cao hơn nhưng vẫn được xếp vào nhóm sinh trưởng đồng đều.
Đánh giá chung, ở Tuấn Đạo - Sơn Động, do điều kiện lập địa xấu hơn nên sinh trưởng của các giống bạch đàn đều không bằng Yên Thế và Lục Nam. UG54 có sinh trưởng tốt hơn UG24 ở hiện trường Lục Nam và Sơn Động nhưng lại kém hơn UG24 ở hiện trường Yến Thế. PN14 sinh trưởng rất kém ở tất cả các hiện trường do đó giống này không nên đưa vào sản xuất ở tất cả các khu vực trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, UG54 sinh trưởng nhanh ở tất cả các hiện trường. UG24 có sinh trưởng nhanh hơn UG54 ở Yên Thế, nhưng chậm hơn ở Lục Nam, đặc biệt ở Sơn Động, tuy nhiên ở tuổi thứ 2 tại Sơn Động, UG24 không thua kém nhiều so với cac giống bạch đàn nhập nội hiện nay. UG24 và UG54 có tỷ lệ sống ở các hiện trường hầu hết đạt trên 90%, trừ trường hợp UG24 tại Sơn Động đạt 87%, như vậy có thể đánh giá 2 giống bạch đàn lai kể trên có khả năng thích ứng cao với các địa điểm khảo nghiệm ở tỉnh Bắc Giang. Đối với tình hình bệnh hại, tại giai đoạn 1 tuổi, UG24 và UG54 bị nhiễm bệnh lá từ rừng PN14 trồng chu kỳ trước tại Lục Nam. Tuy nhiên sang năm 2 tuổi, cây tự phục hồi và có sinh trưởng rất tốt.
Tóm lại, nhóm nghiên cứu đánh giá giống bạch đàn lai UG24 và UG54 có thể sinh trưởng tốt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đáp ứng được nhu cầu trồng rừng kinh tế của địa phương.
Bạch đàn lai, trồng rừng, UG24, UG54
Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang
BGG-0607-2020