
- Đạo giáo ở Việt Nam: lịch sử hiện trạng và xu hướng phát triển (Nghiên cứu trường hợp người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ)
- Xây dựng Atlas đánh giá tác động của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2025 định hướng đến 2030
- Nghiên cứu xây dựng danh mục chi tiết các hóa chất độc hại thuộc danh mục hóa chất cần xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn
- Nghiên cứu thực trạng lạm dụng rượu ở Hà Nội và đề xuất một số giải pháp can thiệp dự phòng tình trạng này
- Thiết kế các vật liệu nano từ các cluster trộn SinMm
- Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm ứng dụng công nghệ viễn thám trong đánh giá giám sát độ sụt lún của đập thủy lợi đối với các đập không có hoặc thiếu số liệu quan trắc
- Quan niệm truyền thống của người Việt về gỗ và nghề mộc
- So sánh pháp luật hình sự một số nước ASEAN
- Nhân rộng các loài lan rừng đặc hữu quý hiếm và có triển vọng tại Lâm Đồng
- Hoàn thiện thiết kế công nghệ chế tạo và lắp ráp dòng xe mini buýt thông dụng 6-8 chỗ ngồi mang nhãn hiệu Việt Nam - Thí nghiệm về lắc ngang của ô tô



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
01C-06
2024- 70- NS-ĐKKQ
Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi tảo Spirulina platensis phù hợp với điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam, xây dựng quy trình công nghệ nhân giống và nuôi thu sinh khối tảo khô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
UBND TP. Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố
TS. PHÍ THỊ CẨM MIỆN
PGS. TS. Nguyễn Đức Bách, TS. Nguyễn Thị Cẩm Châu, TS. Lại Thị Ngọc Hà, TS. Trịnh Quang Huy, ThS. Trịnh Thị Thu Thủy, KS. Trịnh Thị Lợi, ThS. Trần Xuân Hiếu, ThS. Nguyễn Văn Trịnh, KS. Phạm Khắc Tâm, KS. Đặng Phú Hoàng, ThS. Nguyễn Thị Bích Lưu, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, ThS. Tống Văn Hải, ThS. Phan Thị Hiền;
8/2018
08/2020
2020
Hà Nội
- Đã sàng lọc, tuyển chọn được 03 chủng giống vi tảo đều có khả năng thích ứng rộng với điều kiện thời tiết biến động rộng đặc thù ở miền Bắc Việt Nam, khoảng nhiệt độ có thể sinh trưởng hoặc duy trì sinh trường từ 15-40°C.Về mặt hình thái, các chủng tảo lựa chọn đều có cấu trúc xoắn giúp cho quá trình thu sinh khối thuận lợi hơn khi áp dụng phương pháp lọc liên tục. Các chủng giống đều có tốc độ sinh trưởng nhanh, có hàm lượng protein cao > 65-72 %, có khả năng chịu được cường độ ánh sáng mạnh và nồng độ O2 hình thành trong quá trình quang hợp. Các chủng giống đều có khả năng tổng hợp phycocyanin với hàm lượng tương đối cao > 12% (khối lượng khô) nên có thể đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp. Chủng giống cho năng suất tăng 1.2-1,25 lần so với chủng VNUA03 và một số chủng đang sản xuất hiện nay.
- Đã xây dựng phương pháp nhân giống cấp 1 và cấp 2 trong hệ thông photobioreactor dạng cột (bubble column) và hệ thống dạng ống (tubular system) để nhân giống tảo nhanh, mật độ cao, đồng đều ở quy mô lớn và không bị tạp nhiễm. Hệ thống nhân giống áp dụng công nghệ cảm ứng và điều khiến hiện đại có thể chủ động điều khiển các thông số kỹ 37 thuật chính như: cường độ ánh sáng và nhiệt độ.
- Cải tiến hệ thống bề nuôi raceway, tối ưu các điều kiện nuôi bao gồm chế độ chiếu sáng, tốc độ khuấy trộn và thông khí ở các bể nuôi, tốc độ dòng, nồng độ oxy hòa tan. Đèn LED chiếu bổ sung trong điều kiện nuôi mùa đông khi cường độ ánh sáng thấp vào ban ngày đã giúp tăng tốc độ sinh trưởng của tảo từ 1,3 đến 1,4 lần và hàm lượng phycocyanin tăng 15-20%. Việc tối ưu chiều sâu nuôi, tốc độ dòng chảy và phối hợp với đèn LED đỏ và xanh giúp tăng tốc độ sinh trưởng, tăng mật độ và hàm lượng một số hợp chất có giá trị trong tảo xoắn như hàm lượng protein, các hệ sắc tố (chlorophyll a, phycocyanin và carotenoid) và vitamin. Ngoài ra, việc sử dụng ánh sáng xanh giúp kiểm soát tốt hơn khả năng nhiễm vi khuẩn và nguyên sinh động vật trong quá trình nuôi trong bể raceway. Các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tạp nhiễm trong quá trình nuôi, nâng cao năng suất đạt trung bình năm đạt > 17 g/m/ngày.
- Ứng dụng tự động hóa một phần để thu sinh khối hiệu quả, rút ngắn thời gian thu; và xử lý sau thu hoạch đảm bảo các chỉ tiêu dinh dưỡng và màu sắc của tảo khô.
vi tảo; Spirulina platensis; công nghệ nhân giống
2024 - 70/ĐKKQNV- SKHCN