Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Quan niệm truyền thống của người Việt về gỗ và nghề mộc

Trường đại học Thủ Dầu Một

UBND Tỉnh Bình Dương

Cơ sở

TS. Trần Hạnh Minh Phương

Khoa học nhân văn

01/12/2020

01/12/2021

2022

Bình Dương

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: Nhận diện, phân tích và lý giải vì sao gỗ rất có giá trị đối với người Việt thông qua quan niệm của người Việt về gỗ. Mô tả đặc tính của nghề mộc và phẩm chất của thợ mộc theo quan niệm truyền thống của người Việt. Nhận diện và phân tích văn hóa ứng xử với nghề mộc: nguyên tắc truyền nghề, kiêng kỵ trong nghề, nghi lễ và lễ hội liên quan đến nghề. Gỗ là một dạng thức tồn tại của hành mộc đại diện của "lực sinh sản, lực sống" nên người Việt rất ưa dùng gỗ để làm nhà ở, đồ gia dụng và đồ thờ cúng. Nơi các cơ sở tôn giáo, dinh thự, phủ, thái miếu của triều đình gỗ cũng là vật liệu chính. Mọi loại gỗ đều có giá trị sử dụng nhưng điều quan trọng là người thợ mộc hiểu rõ tính chất của từng loại gỗ để dùng một cách phù hợp nhất : gỗ lim cứng thường dùng làm cột, bộ khung chịu lực, gỗ mít màu vàng đẹp, xớ gỗ mịn dùng làm tượng... Một số loại gỗ quý thuộc độc quyền của triều đình : gỗ lim, táu, giáng hương, gỗ tử nên trong dân gian ai mua bán, cất giữ, dùng làm nhà đều bị cho là phạm tội luật này có ý nghĩa bảo vệ các loại gỗ quý, tránh trường hợp khai thác quá mức. Là vật liệu bền, đẹp và dễ chế tác gỗ trở thành một phần tất yếu trong đời sống của người Việt, gỗ đi vào ca dao dân gian. Đặc biệt, cả nhà vua và người dân thường dùng hình ảnh gỗ tốt, gỗ mục để chỉ người tốt và người xấu, gỗ quý biểu trưng tầng lớp giàu có, gỗ tạp để chỉ tầng lớp bình dân.

Gỗ; Nghề mộc

BDG-2022-027