Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2018-48-803

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục hồi san hô cứng ở một số khu bảo tồn biển trọng điểm

Viện Hải Dương học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ

PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn

KS. Phạm Kim Hoàng, KS. Thái Minh Quang, TS. Nguyễn Văn Long, KS. Hứa Thái Tuyến, CN. Nguyễn Thanh Tài, Đoàn Văn Chí, Mai Xinh, ThS. Trần Văn Bằng, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Ngọc Vũ, TS. Nguyễn Khắc Bát

Khoa học công nghệ thuỷ sản khác

2014

Nha Trang

112

Khảo sát đánh giá nhanh lựa chọn vùng rạn cho (nơi cung cấp nguồn san hô), vùng phục hồi và loài san hô cứng sử dụng để phục hồi ở khu vực Cù Lao Chàm và vịnh Nha Trang. Khảo sát chi tiết hiện trạng rạn san hô vùng được lựa chọn để phục hồi ở Cù Lao Chàm và vịnh Nha Trang, chú trọng thành phần, độ phủ san hô, sinh vật chỉ thị quan trọng về sinh thái và nguồn lợi thủy sản. Đào tạo kỹ thuật phục hồi san hô cứng cho cán bộ các khu bảo tồn Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang và Cát Bà. Xây dựng vườn ươm nội vi (in situ) và nuôi tăng trưởng mảnh tập đoàn san hô cung cấp cho phục hồi vùng suy thoái ở Cù Lao Chàm và vịnh Nha Trang. Tiến hành phục hồi san hô ở khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và Vịnh Nha Trang trên diện tích 8.000m2. Tiến hành các bước khảo sát lựa chọn rạn cho, loài và khu vực phục hồi và thử nghiệm phục hồi san hô cứng ở Cát Bà hoặc Cồn Cỏ. Theo dõi định kỳ tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của san hô phục hồi. Đánh giá hiện trạng rạn sau phuc hồi, chú trọng các chỉ tiêu về độ phủ san hô và nguồn lợi thủy sản. Xây dựng cơ chế quản lý nhằm duy trì sản phẩm của đề tài phục vụ cho mục tiêu bảo tồn và sử dụng hợp lý. Biên soạn và xuất bản hướng dẫn qui trình phục hồi san hô cứng, cung cấp cho các khu bảo tồn biển trên cả nước (sau khi bảo vệ kinh phí, chỉ yêu cần bản thảo hướng dẫn và không có kinh phí cho xuất bản).

San hô cứng; Công nghệ phục hồi; Ứng dụng; Khu bảo tồn biển; Cù Lao Chàm; Vịnh Nha Trang

15133