
- Đánh giá sơ bộ rủi ro môi trường tại khu vực vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hòa
- Giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội
- Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học nấm Metarhizium anisopliae trong quản lý bền vững một số loại rầy môi giới truyền bệnh virus hại lúa tại Thái Bình
- Tạo việc làm cho thanh niên trong tuổi lao động ở một số thành phố miền Bắc Việt Nam
- Hiện tượng vận chuyển và hấp thụ quang trong các cấu trúc nano bán dẫn - giếng lượng tử dựa trên các vật liệu phân cực
- Quy hoạch điện năng cho các vùng ven đô thị (Phần phụ lục-Các số liệu thống kê và kết quả tính toán)
- Điều tra đánh giá hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) quảng canh quảng canh cải tiến Đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới
- Cân bằng năng lượng tổng thể và chính sách năng lượng Quốc gia đến 2005 (Phần: Chương trình điện khí hóa toàn quốc-Phần phụ lục)
- Hành vi xã hội hóa nghề nghiệp của người lao động trẻ và những tác động từ phía tổ chức
- Nghiên cứu xây dựng các hệ thống thông tin hỗ trợ việc phòng chống dịch bệnh cây trồng và thủy sản cho vùng kinh tế trọng điểm - Phụ lục 1



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTCN.11/2019
03/2021/TTPTKH&CN
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống nhúng và mạng thông tin di động để xây dựng và triển khai hệ thống đo điện năng từ xa trên các công tơ cơ khí đo Điện lực
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bộ Khoa học và Công nghệ
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Nguyễn Duy Cương
PGS.TS. Nguyễn Duy Cương, ThS. Đinh Hoàng Dương, PGS.TS Ngô Như Khoa, TS. Nguyễn Tiến Duy, ThS. Phan Thành Đạt, ThS. Đỗ Duy Cốp, TS. Nguyễn Đăng Hào, TS. Vũ Quốc Đông, ThS. Nguyễn Quang Hưng, CN. Giang Trung Kiên, ThS. Dương Thái Sơn, KS. Đặng Văn Hoạch, ThS. Lê Mã Phi, ThS. Lê Xuân Khoa, ThS. Phạm Quang Thanh
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
01/07/2019
01/07/2020
2021
Thái Nguyên
182
Triển khai dự án lắp mới công tơ điện tử, truyền dữ liệu bằng sóng RF để thay thế dần công tơ cơ khí 1 pha và 3 pha nhằm từng bước hiện đại hoá hệ thống đo đếm điện năng trong mua bán điện, thực hiện lộ trình xây dựng lưới điện thông minh đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2012, tại Quyết định 1670/QĐ-TTg, về phê duyệt Đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam. Theo đó, Đề án đặt ra mục tiêu hiện đại hóa ngành điện với 3 nội dung trọng tâm: nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông; và thay thế công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử.
Theo số liệu thống kê trên các phương tiện thông tin đại chúng, hầu hết các tỉnh thành cả nước đều đã và đang tích cực hiện chủ trương này. Đến nay trên các địa bàn quản lý của Tổng công ty đã có hơn 1 triệu công tơ điện tử được lắp đặt. Mỗi năm EVNNPC phấn đấu lắp từ 500 – 600 nghìn công tơ mới, đến năm 2018 số công tơ điện tử đạt khoảng 2,8 triệu (tương đương 28% tổng số công tơ). Riêng tại Thái Nguyên, tính đến tháng 12 năm 2018, tổng số công tơ điện tử 1 pha đã triển khai lắp đặt được xấp xỉ 100.000 chiếc.
Tuy nhiên, trên thực tế chi phí cho thiết bị công tơ điện tử 1 pha đọc dữ liệu bằng sóng RF này còn khá cao đối với hộ tiêu thụ, đặc biệt là so với chi phí của công tơ cơ khí hiện đang dùng phổ biến. Theo thống kê của năm 2018, Công ty Điện lực Thái Nguyên đang quản lý hơn 335.000 công tơ đo đếm điện năng, trong đó có khoảng 235.000 công tơ cơ khí.
Trước thực tế trên, có thể thấy việc nghiên cứu trang bị thêm thiết bị có khả năng nâng cấp công tơ cơ khí hiện tại có chức năng tương tự như công tơ điện tử, hay nói chung là nghiên cứu hệ thống tự động đọc từ xa công tơ cơ khí, với chi phí thấp, tin cậy và an toàn đã và đang là nhu cầu cấp thiết, đặc biệt là về hiệu quả kinh tế. Do vậy, đề tài này nhằm đưa ra một giải pháp gồm thiết bị phần cứng và phần mềm hoàn chỉnh để ngành điện tiếp tục sử dụng hệ thống công tơ cơ điện hiện nay như hệ thống công tơ điện tử đang triển khai trong ngành.
Xây dựng được hệ thống đọc tự động chỉ số công tơ cơ khí và tự động truyền dữ liệu về trung tâm thông qua mạng viễn thông hoàn chỉnh cho phân phối điện năng.
- Thiết kế, chế tạo được 10 đến 15 hệ thống đọc tự động chỉ số công tơ cơ khí và tự động truyền dữ liệu về trung tâm xử lý dữ liệu thông qua mạng di động;
- Thiết kế, xây dựng được phần mềm mã hóa và truyền dữ liệu qua mạng viễn thông cho hệ thống đọc chỉ số công tơ;
- Thiết kế và xây dựng được phần mềm thu nhận, giải mã dữ liệu và quản lý công tơ qua hệ thống đọc số liệu công tơ từ xa, áp dụng tại Thái Nguyên.
hệ thống nhúng, mạng thông tin di động, công tơ cơ khí, điện lực
Sở Khoa hoc và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
TNN-2021-03