Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

CT04

2024- 01- NS-ĐKKQ

Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ kiểm soát an toàn đập theo thời gian thực trên địa bàn thành phố Hà Nội

Viện Kỹ thuật công trình

UBND TP. Hà Nội

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUẾ

PGS.TS Nguyễn Hữu Huế, NCS. Nguyễn Hữu Thảnh, PGS.TS Lê Xuân Khâm, TS. Trần Duy Quân, TS. Thân Văn Văn, TS. Mai Lâm Tuấn, TS. Đặng Công Hưởng, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Khúc Hồng Vân, TS. Nguyễn Thị Huệ, ThS. Lê Thị Minh Hà, ThS. Trần Thị Thúy Lam, ThS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

7/2022

12/2023

2023

Hà Nội

+ Kết quả 1: Đề tài đã làm rõ được thực trạng an toàn đập, hồ chứa; thực trạng công tác quan trắc, quản lý vận hành và yêu cầu thực tiễn của thành phố Hà Nội về đánh giá an toàn đạp theo thời gian thực trên cơ sở số liệu quan trắc.

 Hiện nay, việc bổ trí lắp đặt các thiết bị quan trắc tại các đập bồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa đồng bộ, và chưa được bố trí dầy đủ các thiết bị quan trắc theo yêu cầu. Cụ thể, tại 117 đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác lắp đặt thiết bị quan trắc mới chỉ được lắp đặt ở các hồ chứa nước lớn và vừa. Trong đó, mới chỉ tập trung vào: (i) quan trắc mực nước và đo mưa (quan trắc mực nước tự động được triển khai tại 09/09 công trình hồ chứa nước lớn và 14/20 công trình hồ chứa nước vừa: đo mưa tự động được triển khai tại 09 công trình hồ chứa nước lớn và 05 công trình hồ chứa mưốc vừa): (ii) quan trắc hiện trạng công trình (thấm và chuyển vị) gần như chưa được quan tâm đầu tư đúng mức (Chỉ có 03/09 hồ chứa nước lớn, đập đất được lắp đặt ống đo áp trong thân đập để quan trắc đường bão hòa thẩm: Chỉ có 01 hồ chứa nước
lớn, đập đất được lắp đặt mốc đo chuyển vị trên thân đâp): Nguyên nhân các thiết bị quan trắc đập hồ chứa nước thuỷ lợi chưa đụợc lắp đặt đồng bộ là do nguồn lực để thực hiện còn hạn hẹp: mặt khác, công tác xử lý sổ liệu quan trắc đập mới chỉ được tiến hành thủ công, quá trình phân tích, đánh giá hiện trạng công trình thông qua số liệu quan trắc là khá phức tạp, khó khăn đối với cán bộ quản lý công trình nên nhiều khi chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Như vậy, yêu cầu của thực tiễn đặt ra là với các hạng mục quan trắc được triển khai tại một hồ chứa cụ thể, có thể được lắp đặt đầy đủ hoặc chỉ 1 phần (có hồ chứa chỉ lắp đặt thiết bị đo mực nước; có hồ chứa lắp đặt thiết bị đo mực nước, kết hợp các giếng đo quan trắc đường bão hòa trong thân đập: hoặc có hồ chứa có thể lắp đặt hệ thống mắc đo chuyên vị (lún, ngang)) theo TCVN 8215:2021 - Công trình thủy lợi - thiết bị quan trắc thì liệu có thế giúp người quản lý, vận hành đánh giá được hiện trạng an toàn đặp hay không và đánh giá ở mức độ nào?, để từ đó có các giải pháp, hành động kịp thời nhằm ngăn chặn sự cổ công trình.

Để giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra, đề tài đã tiến hành xây dựng cơ sở khoa học đánh giá an toàn đập theo thời gian thực trên cơ sở sổ liệu quan trắc đập đất phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Hà Nội.

+ Kết quả 2: Để tài đã xây dựng được cơ sở khoa học về đánh giá an toàn đập theo thời gian thực trên cơ sở số liệu quan trắc đập, gắn với một bộ tiêu chí cụ thể áp dụng phù hợp cho thành phố Hà Nội. Trên cơ sở các yêu cầu tính toán, kiểm tra đánh giá an toàn đập theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, để tài đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá dựa trên cơ sở số liệu được quan trắc và các thước đo mang tính định lượng dùng để đánh giá mức độ an toàn đập tại từng thời điểm theo dõi cụ thế. Song song với bộ tiêu chí đánh giá an toàn đập đã đề xuất, đề tài đã đưa ra chi tiết quy trình các bước triển khai, công cụ tính toán để việc áp dụng cho một công trình cụ thể được dễ dàng và thuận lợi.

+ Kết quá 3: Đề tài đã xây dựng thành công phần mềm hệ thống thông tin hỗ trợ kiểm soát an toàn đập theo thời gian thực trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phần mềm hệ thống thông tin hỗ trợ kiểm soát an toàn đập theo thời gian thực trên địa bàn thành phố Hà Nội có tên miền là: http://quanlyantoandaphanoi.com/ Phần mềm đáp ứng đầy đủ các chức năng theo yêu cầu, có khả năng cập nhật và mở rộng. Phần mềm được trình bày dưới dạng tiếng Việt, có giao diện thân thiện, dễ dàng làm quen và sử dụng.

+ Kết quá 4: Mô hình thí điểm hệ thống hỗ trợ kiểm soát an toàn đập và cảnh bảo sớm cho công trình hổ chứa nước Hàm Lợn, huyện Sóc Sơn. Trên cơ sở hiện trạng công trình hồ chứa nước Hàm Lợn và các tài liệu vê khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất.., được thu thập trong quá trinh nghiên cứu, để tài đã tiến hành tính toán xác định bộ giá tính chuẩn theo bộ tiêu chí đánh giá an toán đập đã xây dựng, làm thước đo đổi chiều với các giá trị quan trắc được. Trong suốt quá trình theo dõi, đánh giá thực tế tại mô hình thí điểm hồ chứa nước Hàm Lợn, để tài cũng đã kiểm tra, rà soát và hoàn thiện các lỗi có thê xảy ra trong quá trình sử dụng để đảm bảo phần mềm "Hệ thống thông tin hỗ trợ kiểm soát an toàn đập trên địa bàn thành phố Hà Nội" có thể vận hành tốt nhất.

+ Kết quả 5: Đề xuất giải pháp cảnh báo và hỗ trợ quản lý an toàn đập dựa trên công nghệ thông tin và quan trắc tự động. Đề tài đã tập trung xây dựng cơ chế cảnh báo mức độ an toàn đập, áp dụng cho hệ thống thông tin hỗ trợ kiểm soát an toàn đập trên địa bàn thành phô Hà Nội. Tương ứng với từng tình huống, mức độ an toàn đập được xác định, hệ thống thông tin sẽ gửi cảnh báo đến người chịu trách nhiệm chính. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời ứng với các tình huống thực tế về sự cố đập có thê xảy ra đê hồ trợ các đơn vị quản lý vận hành kịp thời xử lý nhăm đảm bảo an toàn của công trình

Hệ thống thông tin; kiểm soát an toàn đập; Thời gian thực

2024 - 01/ĐKKQNV- SKHCN