liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,077,761
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2021-010-NS/KQNC

Nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi mùa vụ sản xuất nông nghiệp trên nền đất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực khó khăn vùng ngọt hóa Gò Công

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang

UBND Tỉnh Tiền Giang

Tỉnh/ Thành phố

TS. Nguyễn Văn Khang

CN. Trần Quốc Dương, KS. Nguyễn Văn Re, ThS. Võ Thị Anh Tâm, KS. Trần Thị Thúy, KS. Lê Võ Trúc Giang, ThS. Nguyễn Trần Diễm Phương, CN. Nguyễn Tiểu Lam, CN. Trần Bích Phượng

Khoa học nông nghiệp

01/11/2017

01/10/2021

2021

tỉnh Tiền Giang

1.1 Điểm nghiên cứu các mô hình sản xuất thuộc xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông và xã Bình Xuân thị xã Gò Công là vùng khó khăn nhất thuộc dự án Ngọt hóa Gò Công: Đất bị nhiễm phèn, tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt về mùa khô diễn ra thường xuyên nên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nếu không biết cách sử dụng đất và am hiểu kỹ thuật cây trồng. Kết quả điều tra cho thấy: Khoảng 70% diện tích canh tác gieo trồng lúa, phần lớn 3 vụ/năm, kỹ thuật canh tác chưa được cải tiến nhiều như: sạ bằng tay, lượng giống 170-200 kg/ha; bón nhiều phân vô cơ, không hoặc ít bón phân hữu cơ; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa theo 4 đúng, áp dụng IPM còn hạn chế; thu hoạch bằng máy liên hợp nhưng năng suất trung bình 5,7 tấn/ha, lợi nhuận đạt thấp 13,4 triệu đồng/ha/năm. Về sản xuất màu chủ yếu trồng chuyên canh trên đất ruộng lên thành gò, còn việc luân canh với lúa cũng mới bắt đầu ít năm trở lại đây, diện tích còn ít (có ít hơn 30% số hộ thực hiện). Những hộ trồng chuyên màu hoặc luân canh với lúa thường có thu nhập khá cao, với chủng loại đa dạng như: dưa leo, khổ qua, ớt, cải các loại, bầu, bí, mướp…nhưng thường ít theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn của cơ quan khuến nông địa phương mà chủ yếu theo kinh nghiệm; kinh nghiệm nầy thậm chí không chia sẻ lẫn nhau nhất là sử dụng phân thuốc, kích thích ra hoa, tăng trưởng… Về tiêu thụ sản phẩm thường bán qua thương lái; ít có thông tin thị trường một cách chính thống; ít có mối quan hệ liên doanh, liên kết với nhau giữa người trồng và nơi tiêu thụ chính, chủ yếu bán sản phẩm qua thương lại nhỏ tại địa phương; hiện tại địa phương nầy vẫn chưa có tổ chức hợp tác xã (HTX) hay tổ hợp tác (THT) chuyên về sản xuất và tiêu thụ rau màu.
1.2 Kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình luân canh lúa màu đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình 3 vụ lúa; trong đó, mô hình luân canh lúa- lúa - màu thích hợp nhất, kế đó là mô hình màu - lúa - màu và lúa - màu – lúa theo thứ tự thời vụ ĐX, HT, TĐ; áp dụng mô hình luân canh lúa màu sẽ giúp rút ngắn thời vụ ĐX từ sớm hơn từ 20-30 ngày ( tức thu hoạch các loại nông sản trước 15/2 dl so với sản xuất bình thường 3 vụ lúa liên tục như trước đây (15/3 dl) để né tránh việc thiếu nước tưới mùa khô gây thiệt hại như trước đây . Ngoài hiệu quả kinh tế, luân canh lúa màu còn có tác dụng cải tạo độ phì của đất, hạn chế sâu bệnh cỏ dại…bảo vệ môi trường và làm gia tăng năng suất, hiệu quả vụ lúa vụ sau trồng màu.
- Trong các chủng loại rau màu luân canh thì các cây cho hiệu quả kinh tế cao trong thời điểm nghiên cứu là: ớt, dưa leo, khổ qua, cải tùa sại. Bởi lẽ, mặc dù tùy từng loại rau màu thích ứng với từng mùa vụ khác nhau: ớt, khổ qua thích hợp nhất vụ ĐX; dưa leo vụ HT; cải tùa sại thích hợp vụ TĐ nhưng để có hiệu quả cao còn phải có yếu tố giá cả thị trường... Giá cả và thị trường luôn là vấn đề quyết định sản xuất, cho nên đòi hỏi nông dân cần liên kết lại trong các tổ chức HTX, THT.
- Luân canh lúa màu đòi hỏi chi phí đầu tư nhiều hơn sản xuất 3 vụ lúa nhất là phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và công lao động nên người nông cần phải có đủ nguồn lực về vốn (tự có hoặc vốn vay mượn) mới có thể quyết định thay đổi cơ cấu sản xuất.;
- Một yếu tố quan trọng nữa là đòi hỏi nông dân phải nắm vững kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất,
1.3 Luân canh lúa-màu, giảm diện tích 3 vụ/năm sẽ là cơ hội tăng thu nhập nông hộ, cải thiện đời sống kinh tế-xã hội nông thôn tại vùng nầy
 

2021-T-07/KQNC