Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

QG.19.03

2021-53-140/KQNC

Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá thiệt hại do lũ đối với cây trồng nông nghiệp - Thử nghiệm áp dụng cho xã Hưng Nhân huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An

Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Bộ

TS. Nguyễn Ý Như

ThS. Đặng Đình Khá; PGS.TS. Trần Ngọc Anh; TS. Nguyễn Quang Hưng; TS. Trịnh Minh Ngọc; ThS.Ngô Chí Tuấn; ThS. Nguyễn Xuân Tiến

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

01/11/2018

01/12/2020

2020

Hà Nội

137 Tr + Phụ lục

Nghiên cứu xây dựng các hàm thiệt hại do lũ cho lúa hè thu ở Việt Nam cụ thể là (1) hàm đơn biến và (2) hàm đa biến, trên cơ sở đó thực hiện đánh giá so sánh để làm nổi bật ưu điểm và hạn chế của chúng dựa trên kết quả thử nghiệm ở lưu vực sông Cả. Trong hàm đơn biến, nghiên cứu này chỉ sử dụng biến độ sâu ngập vì nó là một trong những thông số quan trọng nhất đồng thời cũng dễ thu thập hoặc có thể được tính toán với độ bất định nhỏ. Ý tưởng cơ bản của phương pháp xây dựng hàm đơn biến trong nghiên cứu này là sử dụng tốt nhất có thể số liệu thống kê thiệt hại do lũ lụt ở khu vực nghiên cứu theo các bước sau: (i) ước tính độ sâu ngập sử dụng mô hình thủy động lực hoặc nội suy tuyến tính đơn giản cho những vùng có trạm quan trắc, (ii) xác định các hàm mô phỏng quan hệ độ sâu ngập - thiệt hại do lũ lụt và (iii) kiểm chứng các hàm thiệt hại sử dụng độ sâu ngập tính toán và thiệt hại thống kê. Hàm thiệt hại được kiểm chứng với dữ liệu thu thập được từ trận lũ lịch sử ở lưu vực sông Cả, trận lũ 2010. Mục tiêu thứ hai là xây dựng được hàm đa biến, hàm thiệt hại tổng hợp cho cây lúa ở Việt Nam thông qua (i) tổng hợp các thông tin rời rạc về đặc trưng vật lý và thiệt hại của lúa do lũ, cụ thể xác định sự thay đổi sản lượng lúa khi thay đổi các thông số lũ đặc trưng (thời gian ngập và độ sâu) từ các nghiên cứu đã được thực hiện, sau đó (ii) sắp xếp tỉ lệ thiệt hại theo các biến xác định, bao gồm giai đoạn sinh trưởng, thời gian ngập, và mức ngập; (iii) tổng hợp các giá trị thu thập được vào bảng tương ứng với từng thời kỳ sinh trưởng (bén rễ, sinh trưởng và trổ bông) để đưa ra hàm thiệt hại dạng bảng tra. Giai đoạn sinh trưởng của lúa được đưa vào hàm thiệt hại do tác động của các đặc trưng lũ lên sản lượng lúa biến đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này sẽ phần nào cải thiện được khả năng ứng dụng của hàm thiệt hại đơn biến do nó cân nhắc nhiều nguồn thông tin, ít phụ thuộc vào thông tin của vùng nghiên cứu. Hàm thiệt hại xây dựng được kiểm chứng với dữ liệu thu thập được từ 4 trận lũ gần đây ở vùng Hưng Nhân, Hưng Nguyên, lưu vực sông Cả.

Nghiên cứu; Xây dựng mô hình; Đánh giá thiệt hại; Lũ; Cây trồng nông nghiệp

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

18400