liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

06/2023/KQNC-SKHCN

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất kiệu (Allium chinense) đạt chứng nhận Vietgap tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp

Trường Đại Học Cần Thơ

UBND Tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh/ Thành phố

TS. Võ Thị Bích Thủy

TS. Võ Thị Bích Thủy; PGS.TS. Trần Thị Ba; PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga; TS. Trịnh Thị Xuân; TS. Đoàn Thị Kiều Tiên; ThS. Cao Bá Lộc; ThS. Nguyễn Thị Cẩm Hằng; ThS. Nguyễn Thị Minh Châu; ThS. Nguyễn Anh Tàu; KS. Nguyễn Thị Bích Dân

Khoa học nông nghiệp

01/02/2020

01/08/2022

2020

Trường Đại học Cần Thơ

160 tr + phụ lục

Hiện tại, cây Kiệu đã trở thành cây trồng đặc trưng mang lại giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Tam Nông. Thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện thì diện tích trồng Kiệu tính đến tháng 6/2018 vào khoảng 130 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Phú Hiệp, Phú Đức và Phú Thành B. Mùa vụ chính là Đông Xuân, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau để bán Kiệu tươi, năng suất bình quân 20-30 tấn/ha, duy nhất chỉ có 01 giống bản địa, được nông dân tự giữ giống. Bên cạnh sản xuất Kiệu thương phẩm, huyện Tam Nông còn cung cấp Kiệu giống phục vụ trồng Tết cho nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Kiệu của huyện cũng chưa được chú trọng nhiều (tương tự trên thế giới, rất hiếm công trình nghiên cứu Kiệu được công bố); tập quán sản xuất Kiệu vẫn là trồng liên tục nhiều năm trên một thửa ruộng, mật độ trồng cao, sử dụng phân hữu cơ với liều lượng rất thấp đối với loại rau lấy củ trong khi đất rất nghèo hữu cơ, còn lạm dụng phân hóa học đã dẫn đến suy thoái đất, sâu bệnh gây hại ngày càng nhiều, đặc biệt bị dòi đục lá (Liriomyza sativae), bệnh cháy lá, thối củ (do vi khuẩn Xanthomonas sp.) và chưa có biện pháp quản lý tốt Kiệu giống... Tình hình đã đến mức báo động về giảm năng suất, chất lượng. Mặt khác, sản phẩm kiệu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, không liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ nên đầu ra rất bấp bênh. Đối với Kiệu tươi, thu hoạch khá tập trung nên có thương lái đến ruộng thu mua, còn Kiệu làm giống thì gần đến ngày thu hoạch, nông dân liên hệ với thương lái để đặt trước số lượng và thương lượng giá cả, tuy nhiên đa phần sau khi thu hoạch xong nông dân phải phơi để lại chờ người đến hỏi mua (thường thì ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long...). Chỉ có một cơ sở làm dưa Kiệu (chủ yếu đem Kiệu về rửa sạch, ngâm muối, chưa được cấp giấy chứng nhận vì chưa có nguồn nguyên liệu Kiệu an toàn, đang trong quá trình xây dựng thương hiệu Kiệu Phú Hiệp nên nông dân trồng Kiệu ở Tam Nông ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn. 

Kiệu; Vietgap; nông sản sạch; cây ngắn ngày...

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm, số 130, đường Phù Đổng, phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

DTP-2023-006