Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu xây dựng quy trình thâm canh cây chanh dây tại tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng

UBND Tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh/ Thành phố

KS. Nguyễn Xuân Hòa

KS. Phan Hải Triều; KS. Nguyễn Văn Hùng; KS. Hồ Thị Khang; KS. Nguyễn Trung Kiên; KS. Trần Minh Điện; KS. Phan Thị Hòa; KS. Đàm Thị Trầm; KS. Phạm Xuân Trinh; KTV. Lê Đức Do

01/03/2009

01/04/2011

2012

Lâm Đồng

119

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình thâm canh cây chanh dây tại Lâm Đồng” được Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng tổ chức thực hiện từ tháng 3/2009 đến tháng 4/2011 tại các vùng trọng điểm trồng chanh dây trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng
Sau thời gian tiến hành thực hiện đề tài chúng tôi thu thập được một số kết quả chính tóm tắt như sau:
Nghiên cứu đánh giá thực trạng trồng, chăm sóc, sơ chế chanh dây tại Lâm Đồng: Điều tra được thực trạng trồng, chăm sóc, sơ chế chanh dây tại một số vùng trồng chanh dây chủ yếu tại Lâm Đồng bao gồm: Quy mô diện tích, Tuổi vườn, loại đất trồng, mật độ cây, lượng phân, mức đầu tư, năng suất trái và lĩnh vực sơ chế làm cơ sở cho việc nghiên cứu và xây dựng quy trình trồng chăm sóc và chế biến chanh dây tại Lâm Đồng.
Nghiên cứu ảnh hưởng các tỷ lệ và liều lượng phân bón đa lượng đến sinh trưởng và phát triển cây chanh dây tại Lâm Đồng giai đoạn KTCB: Ở giai đoạn KTCB, mức đầu tư 170kg N/ha/8 tháng ở cả 2 tỷ lệ NPK 2:2:1,5 và 2:1:5, cây chanh dây sinh trưởng phát triển mạnh cả về chiều cao cây, chiều dài thân, khả năng phân cành cấp 1 và mức độ che kín giàn. Ở liều lượng 170 kgN/ha/8 tháng và tỷ lệ NPK 2-1-5, năng suất thu bói chanh dây giai đoạn KTCB đạt mức cao nhất. Tuy nhiên ở liều lượng đạm 140kg N/ha/8 tháng và tỷ lệ NPK 2-2-1,5 cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nghiên cứu ảnh hưởng các tỷ lệ và liều lượng phân bón đa lượng đến sinh trưởng và phát triển cây chanh dây tại Lâm Đồng giai đoạn kinh doanh: Trong giai đoạn kinh doanh, các chỉ tiêu về năng suất, tỷ lệ nước múc/quả tươi, trọng lượng 100 trái và tỷ lệ trái đạt cấp 1,2 ở công thức bón 250- 300kgN/ha/năm với tỷ lệ NPK 2-1-4 và 2-1-5 đều đạt mức cao. Xét về hiệu quả kinh tế, ở công thức bón 250kgN/ha/năm và tỷ lệ NPK 2-1-5 cho hiệu quả cao nhất.
 Nghiên cứu mật độ trồng ảnh hưởng đến năng suất cây chanh dây: Thí nghiệm ở liều lượng đạm 200kgN/ha/năm và tỷ lệ NPK 2-1-4; Với khoảng cách trồng 4 x 4m (mật độ 625 cây/ha) cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với các mật độ khác.
Thí nghiệm phòng trừ một số sâu bệnh hại chính trên cây chanh dây: Các loại thuốc như Ridomil Gold 68WP, Score 250EC, Daconil 75WP đều có tác dụng trừ bệnh đốm nâu trên cây chanh dây.  Cả 3 loại thuốc: Antracol,  Tilt super 300ND và Ridomil Gold 68WP đều có tác dụng trừ bệnh thán thư gây hại trên cây này. Để phòng trừ bệnh lở cổ rễ có thể dùng các loại thuốc sau: Aliette 800WG, Validacin 5L, Rovral 750WG.
Xây dựng mô hình thâm canh tối ưu cây chanh dây tại Lâm Đồng: Dựa trên kết quả thu thập điều tra và các thí nghiệm đang theo dõi để xây dựng mô hình tối ưu với mật độ cây: 4 x 4m (625 cây/ha) liều lượng phân bón giai đoạn KTCB là 140kgN/ha/năm, tỷ lệ NPK 2-2-1,5; Giai đoạn kinh doanh 250kgN/ha/năm tỷ lệ NPK 2-1-5. Kết quả cho thấy vườn cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao hơn so với các vườn chanh dây có thiết kế mật độ và chế độ đầu tư phân bón khác.
 Xây dựng quy trình thâm canh cây chanh dây tại Lâm Đồng: Từ các kết quả nghiên cứu, kết hợp ý kiến tham gia đóng góp từ các buổi hội thảo để hoàn thiện quy trình:  Xây dựng quy trình trồng chăm sóc và sơ chế chanh dây tại Lâm Đồng.

quy trình thâm canh cây chanh dây

VN-SKHCNLD

69/KQNC-LĐ