Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,278,158
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.10/16-20

2021-64-1190/KQNC

Nghiên cứu xây dựng và áp dụng quy trình điều phối ghép tạng tại Việt Nam

Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

Bộ Y tế

Quốc gia

GS. TS. Trịnh Hồng Sơn

ThS. Lê Thị Kim Nhung, ThS. Hoàng Giang, ThS. Nguyễn Thành Khiêm, TS. Phùng Duy Hồng Sơn, ThS. Phạm Gia Anh, ThS. Bùi Trung Nghĩa, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, TS. Ninh Việt Khải, ThS. Ngô Thị Huyền, CN. Vũ Thị Hồng Vân, ThS. Cao Mạnh Thấu, ThS. Nguyễn Hoàng Phúc, ThS. Nguyễn Tiến Dũng, PGS. TS. Đồng Văn Hệ, TS. Trịnh Yên Bình, ThS. Cao Tiến Sỹ, ThS. Nguyễn Thúy An

Ghép mô, tạng

01/07/2018

01/12/2020

2021

Hà Nội

258 tr.

Ghép tạng là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học trong Thế kỷ 20. Về mặt tổ chức và điều hành, bất cứ quốc gia nào trên thế giới, bất cứ bệnh viện nào có ghép tạng đều phải thực hiện 4 bước sau đây: (1) Chuẩn bị người nhận; (2) Chuẩn bị người cho; (3) Chuẩn bị về nhân lực và kỹ thuật và (4) Xây dựng kế hoạch nằm viện, theo dõi và chăm sóc sau ghép. Quá trình này diễn ra phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các chuyên ngành trong lĩnh vực y- dược. Có được những kết quả về ghép tạng như hiện nay trước hết nhờ vào việc luật pháp cho phép ghép tạng như một phương pháp điều trị bệnh. Nhờ đó nhiều người bệnh đã được cứu sống, tiếp theo đó là vai trò của hoạt động điều phối ghép tạng. Điều phối là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, vận hành, sắp xếp để công việc diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Điều phối ghép tạng bao gồm các hoạt động như xác định người hiến, duy trì, chẩn đoán chết não, sự đồng ý của gia đình cho việc hiến tặng, quản lý danh sách người nhận, vận chuyển và phân bổ các cơ quan và mô kịp thời.

24 Lý Thường Kiệt

19451