Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTCB.03/20/TTNCTK

2022-60-1045/NS-KQNC

Nghiên cứu xử lý phân huỷ phẩm nhuộm gốc azo từ nước thải phân xưởng nhuộm bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử kết hợp với xử lý sinh học

Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ Bức xạ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ

TS. Nguyễn Ngọc Duy

PGS. TS. Nguyễn Quốc Hiến, ThS. Nguyễn Thị Kim Lan, ThS. Cao Văn Chung, ThS. Nguyễn Thành Được, KS. Chu Nhựt Khánh, ThS. Dương Thị Giáng Hương

Kỹ thuật quá trình hóa học nói chung

01/01/2020

01/06/2022

2022

TP. Hồ Chí Minh

101 tr.

Trong nghiên cứu này, nước thải thực tế của nhà máy dệt nhuộm được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử (EB) kết hợp với H2O2 và xử lý sinh học. Sự thay đổi độ màu, nhu cầu oxy hóa học (COD) nhu cầu oxy sinh học (BOD), tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC), tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS) của nước thải trước và sau xử lý được nghiên cứu. Kết quả cho thấy, tại liều xạ 1 kGy + 5 mM H2O2 mẫu nước thải SV có các thông số như độ màu, COD, BOD5 và TOC tương ứng là 75 (Pt-Co), 137, 48 và 49 mg/l sau 3 ngày xử lý và mẫu nước thải PK có các thông số như độ màu, COD, BOD5 và TOC tương ứng là 103 (Pt-Co), 77, 45 và 35 mg/l sau 5 ngày xử lý đã đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải của QCVN 13:2015/BTNMT (cột B). Phương pháp chiếu xạ EB kết hợp xử lý với H2O2 và sinh học là phương pháp hiệu quả để xử lý nước thải dệt nhuộm với ưu điểm thân thiện với môi trường và có khả năng áp dụng quy mô công nghiệp.

Phẩm nhuộm; Nước thải; Phân hủy; Chiếu xạ chùm tia điện tử; Xử lý sinh học

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

21275