liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2023-08/KQNC-CS

Nhận xét đặc điểm dịch tễ học lâm sàng cận lâm sàng và kết quả điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Lâm Đồng 2021-2022

Bệnh viện Nhi Lâm Đồng

UBND Tỉnh Lâm Đồng

Cơ sở

BS. Trần Xuân Hòa

BS. Phạm Thị Ánh Huyền; BS. Đỗ Thanh Mạnh; BS. Lê Thị Hồng; BS. Trần Thị Như Quỳnh; BS. Hoàng Thị Huyền Anh; BS. Lơ Mu Ya The; CNXN. Nguyễn Khắc Hiếu; CNXN. Hồ Thị Thu; CN. Nguyễn Thị Thảo

Nhi khoa

01/02/2021

01/08/2022

2022

Đà Lạt, Lâm Đồng

82

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi lượng sắt hấp thu không đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Sự thiếu hụt này có thể là do lượng chất sắt không đủ trong khẩu phần ăn hay giảm sinh khả dụng của sắt trong chế độ ăn, nhu cầu sắt tăng hoặc bị mất đi (mất máu mãn tính). TMTS không thể chỉ đánh giá đơn thuần về mức độ phổ biến mà đáng kể hơn là nguy hại của hậu quả thiếu sắt gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng, phát triển tâm lý, nhận thức, hành vi, khả năng lao động, cũng như hệ miễn dịch.
Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất TMTS. Việc điều trị thiếu máu do thiếu sắt đơn thuần chỉ yêu cầu sử dụng sắt dược liệu, tuy nhiên, có rất nhiều lý do mà cho đến nay hàng triệu bệnh nhân không được điều trị đầy đủ, tỷ lệ tái phát TMTS cao. Khi thiếu hụt sắt kéo dài dẫn đến thiếu máu, do vậy TMTS tiến triển thầm lặng, nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ đặc biệt là phát triển của não bộ và hệ miễn dịch, vì vậy TMTS cần phải được phát hiện sớm, kiểm soát tốt đặc biệt là phòng ngừa TMTS.
Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm 2 mục tiêu: (1) Nhận xét đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi bị thiếu máu thiếu sắt. (2) Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhi bị thiếu máu thiếu sắt.
 

Thiếu máu, Thiếu sắt, trẻ em

Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng

LDG-2023-008