
- Khởi thảo và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện việc kế hoạch hóa các biện pháp bảo vệ phục hồi và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường (kể cả phần đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội)
- Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh từ các dòng vi khuẩn có đặc tính đối kháng Vibrio spp nhằm nâng cao tỉ lệ sống ấu trùng cá biển và tôm sú
- Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Tam Đường và xã Bình Lư huyện Tam Đường
- Ứng dụng khoa học và công nghệ mới phát triển chăn nuôi bò lai Sind sinh sản và bò thịt tại căn cứ hậu cần Bắc lý huyện Hiệp Hoà Bắc Giang
- Đánh giá diễn biến môi trường khu vực trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội của hai vùng tam giác phía Bắc và phía Nam Chuyên đề: Diễn biến môi trường nước lục địa của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
- Xây dựng qui trình kiểm toán báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại Việt Nam
- Nghiên cứu tài nguyên đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp bảo vệ phát triển bền vững vườn quốc gia Bạch Mã - Đa dạng sinh học hệ nấm và thực vật vườn quốc gia Bạch Mã
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông Việt Nam
- Nghiên cứu công nghệ chiết tách một số chế phẩm thiên nhiên có giá trị kinh tế cao bằng CO2 lỏng ở trạng thái siêu tới hạn



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
01/2024
Phát triển kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị gắn với đề án mỗi xã một sản phẩm ở huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) góp phần xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030
Trường chính trị Tôn Đức Thắng
UBND Tỉnh An Giang
Cơ sở
Nguyễn Thành Nhân
ThS. Lê Hữu Lợi, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang; ThS. Nguyễn Tấn Phong, Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành; 3. ThS. Nguyễn Ngọc Mộng Kha, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang; 4. CN. Phạm Ngọc Thanh, Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành. 5. ThS. Phạm Thái Bình, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh An Giang. 6. ThS. Phan Tiến Dũng, Liên minh hợp tác xã tỉnh An Giang. 7. ThS. Trịnh Phước Nguyên, Trường Đại học An Giang.;
Khoa học xã hội
01/05/2023
01/10/2023
2023
An Giang
126
người dân vào KTTT (HTX, THT), sản phẩm OCOP được nâng cao, chuỗi liên kết ngày càng bền chặt, kinh tế hợp tác sẽ được mở rộng.
2. Nghiên cứu thực trạng tại huyện Châu Thành cho thấy: Châu Thành đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình OCOP, phát triển kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, cần có cái nhìn tổng thể dựa trên mối quan hệ tác động, thúc đẩy lẫn nhau giữa việc phát triển kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị gắn với chương trình OCOP để góp phần xây dựng huyện nông thôn mới, huyện cần xác định mục tiêu, huy động nguồn lực tổng hợp để thực hiện các giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại và tác động, thúc đẩy đồng thời các nội dung, chương trình nhằm đạt được mục tiêu chung bền vững.
3. Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy nhanh phát triển các loại hình kinh tế tập thể (HTX, THT) trên địa bàn huyện gắn với sản phẩm OCOP và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho thành viên HTX, THT; nâng cao đời sống nhân dân; giúp huyện đạt Tiêu chí 13 trong bộ tiêu chí xã NTM, xã NTM nâng cao và Tiêu chí 6 (chỉ tiêu 6.3) bộ tiêu chí huyện NTM; hướng đến đạt huyện NTM vào năm 2025, gồm: (1) Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch về kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị gắn với sản phẩm OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới. (2) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị gắn với sản phẩm OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới. (3) Về nhân sự: Trong đó quan tâm đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; tạo nguồn nhân sự HTX; thu hút, đưa nhân sự trẻ có trình độ từ cao đẳng trở lên, đảm nhiệm chức danh quản lý điều hành HTX và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn. (4) Về chính sách: Trong đó quan tâm tài chính- tín dụng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ và thu hút đầu tư. (5) Về đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và các kênh tiêu thụ. (6) Về xây dựng và phát triển THT, HTX liên kết sản xuất theo chuỗi các sản phẩm OCOP với đề xuất các mô hình cụ thể thích ứng với các sản phẩm tiềm năng của các THT, HTX có thể đạt OCOP, với các sản phẩm tiềm năng, sản phẩm OCOP thuộc chủ thể là cá nhân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
kinh tế tập thể; chuổi giá trị; mỗi xã một sản phẩm; huyện nông thôn mới; Châu Thành
AGG-2024-001