- Trồng khảo nghiệm hành tây tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Đánh giá thực trạng và áp dụng một số biện pháp can thiệp nhằm hạn chế bệnh đái tháo đường
- Giải quyết việc làm hạn chế thất nghiệp và tệ nạn xã hội ở nước ta
- Tổng hợp và xử lý tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên rừng và điều kiện tự nhiên các tỉnh Bắc Trung bộ Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng định hướng khai thác sử dụng bảo vệ nguồn tài nguyên rừng các tỉnh Bắc Trung bộ
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo thép hợp kim thấp độ bền cao mác 30CrMnSi từ sắt xốp bằng lò điện
- Kiểm toán nội bộ định hướng theo rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy bã bia (Nấm men thải) sử dụng nhiệt dư của nhà máy bia
- Sản xuất thử nghiệm giống và dược liệu từ nguồn gen Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour) Merr)
- Nghiên cứu tiếp thu công nghệ tiên tiến để đấu nối và tổ chức khai thác thử nghiệm một cách an toàn và có hiệu quả các dịch vụ trên mạng Internet Đề tài nhánh: Quyển 2C- Tiêu chuẩn thiết bị đầu nối vào mạng Internet
- Nghiên cứu chế độ MFN NT nhằm hoàn thiện bổ sung chính sách thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT-2018-599-CT
12/2021/TTƯD-KQĐT-5
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Khánh Hòa
Trường Đại học Khánh Hòa
UBND Tỉnh Khánh Hòa
Tỉnh/ Thành phố
Phan Thị Hải Yến
- ThS. Đỗ Phương Quyên - ThS. Phạm Quốc Tuấn - CN. Nguyễn Văn Thành - ThS. Phạm Đỗ Hải - ThS. Lê Thị Hiền - PGS. TS. Nguyễn Quyết Thắng - ThS. Huỳnh Ngọc Phương - CN. Nguyễn Văn Ty - CN. Phạm Thị Nhung
Khoa học xã hội
01/03/2019
01/12/2020
2021
Nha Trang - Khánh Hòa
289
1. Đề tài đã hệ thống được những khái niệm và vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm du lịch đặc thù, vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù với phát triển điểm đến du lịch trong bối cảnh hội nhập. Đặc biệt lần đầu tiên, đề tài đã đề xuất được mô hình xác định (nhận diện) và đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù với hệ thống các tiêu chí, chỉ số (biến quan sát) và áp dụng cụ thể cho trường hợp của du lịch Khánh Hòa. Đây được xem là đóng góp có ý nghĩa về lý luận và phương pháp nghiên cứu bán định lượng đối với một trong những vấn đề quan trọng cho phát triển sản phẩm du lịch du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù.
Những kết quả nghiên cứu đạt được được xem là căn cứ lý luận cho việc nghiên cứu hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cũng như đề xuất giải pháp sự phát triển của hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Khánh Hòa, qua đó góp phần tích cực nâng cao tính cạnh tranh và thu hút khách du lịch từ những thị trường mục tiêu đến với Khánh Hòa.
2. Đã hệ tổng quan được một số kinh nghiệm quốc tế và trong nước đối với phát triển sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng và qua đó rút ra được 08 bài học kinh nghiệm đối với việc quản lý, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên địa bàn Khánh Hòa. Đây được xem là cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo phát triển bền vững sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch bền vững tại Khánh Hòa.
3. Trên cơ sở áp dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu và hệ thống tiêu chí định vị (nhận diện), đánh giá mức độ phát triển và mức độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch và sử dụng số liệu sơ cấp – kết quả của điều tra XHH, đề tài đã định vị (nhận diện) được 7 sản phẩm du lịch đặc thù trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đánh giá được hiện trạng mức độ phát triển (giai đoạn phát theo chu kỳ sản phẩm du lịch) và hiện trạng mức độ hấp dẫn của những sản phẩm này.
Dựa trên kết quả đánh giá, một số nhận xét về hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Khánh Hòa đã được đưa ra, theo đó về hiện nay phần lớn các sản phẩm du lịch đặc thù của Khánh Hòa mới đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, thậm chí có những sản phẩm mới ở những bước đầu của giai đoạn hình thành; tính hấp dẫn của phần lớn những sản phẩm du lịch đặc thù này mới đạt ở mức “Khá hấp dẫn” (tương đối hấp dẫn), trong đó cũng có những sản phẩm chỉ đạt mức “Ít hấp dẫn”. Kết quả đánh giá này được chỉ ra như những cảnh báo để tăng cường hơn công tác quản lý với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nói chung, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa.
Cùng với những cảnh báo trên, đề tài đã xác định được một số vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay đối với nỗ lực phát triển và nâng cao mức độ hấp dẫn sản phẩm du lịch đặc thù cho phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa.
4. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn qua phân tích hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch Khánh Hòa, đề tài đã đề xuất 07 nhóm giải pháp chung và 07 giải pháp cụ thể cần được tập trung thực hiện để đẩy mạnh sự phát triển và đặc biệt là để nâng cao mức độ hấp dẫn của các sản phẩm du lịch đặc thù Khánh Hòa cho phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa.
Những kết quả đạt được trên đây về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu đặt ra thể hiện trong Thuyết minh được duyệt, qua đó xác lập được cơ sở khoa học cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Khánh Hòa, góp phần vào nỗ lực thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Khánh Hòa, để du lịch thực sự trở thành là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương với những đóng góp tích cực hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và để Khánh Hòa luôn là điểm đến được du khách ưu tiên lựa chọn ở hiện tại và tương lai.
sản phẩm du lịch; đặc thù
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN
ĐKKQ/311