liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Quan trắc môi trường và xác định tác nhân gây bệnh trên cá da trơn (tra Pangasianodon hypophthalmus và Basa - Pangsius bocourtu) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở tỉnh An Giang

Khoa Thủy Sản - trường Đại học Cần Thơ

UBND Tỉnh An Giang

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương

ThS. Trần Thị Tuyết Hoa, TS. Vũ Ngọc Út, KS. Huỳnh Trường Giang, KS. Cao Tuấn Anh, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Khoa học trái đất và khoa học môi trường liên quan khác

01/04/2005

01/04/2007

2007

Khoa Thủy sản

125

Kết quả điều tra tình hình bệnh trên cá tra nuôi thâm canh cho thấy tỷ lệ hoa hụt lớn trong nuôi cá tra thâm canh tương đối cao. Các bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn trên cá tra nuôi ở An Giang gồm bệnh ký sinh trùng như: Trichodina, Dactylogyus, Myxobolus, nấm thủy mi, trùng quả dưa (Ichthyophthyrius), trùng mỏ neo (Lerneae), rận cá (Argulus), trong đó hai loài thường gây thiệt hại nhiều cho nghề nuôi cá tra thâm canh là Trichodina và Dactylogyus. Bệnh do vi khuẩn như Aeromonas hydrophila, A. samonicida, A. sobria, Edwardsiella ictaluri, Edwarsiella tarda, Pseudomonas sp,… Trng đó hai loài gây thiệt hại nhiều nhất cho nghề nuôi là A. hydrophila tác nhân gây bệnh đốm đỏ, đỏ mỏ, đỏ kỳ, xuất huyết và Edwarsiella ictaluri tác nhân gây bệnh mủ gan. Bệnh trên cá tra nuôi sự xuất hiện có tính mùa vụ rõ rệt, bệnh do ký sinh trùng hầu như xuất hiện quanh năm, bệnh mủ gan xuất hiện nhiều vào mùa lũ, bệnh xuất huyết thì xuất hiện nhiều vào mùa lũ rút. Trong các ao nuôi tôm càng xanh tổng vật chất lơ lững đạt ở mức cao vào giữa chu kỳ nuôi, trong khi đó hữu cơ vẫn ở mức thấp. Oxy hòa tan có khuynh hướng giảm thấp về cuối vụ, sự tích tụ dinh dưỡng trong các ao nuôi là chưa cao.

cá da trơn; An Giang