Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

So sánh 3 khẩu phần vỗ béo bò thịt địa phương 03 tháng trước khi xuất chuồng tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang

Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

Nguyễn Thị Xoàn

Nguyễn Hữu Có, Phạm Văn Tiến

Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi

01/09/2010

01/03/2011

2011

Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang

26

Nhằm có cở sở khuyến cáo cho người chăn nuôi quy trình vỗ béo bò thịt địa phương ( chọn ra khẩu phần và thời điểm giết thịt đạt hiệu quả cao) một cách hiệu quả nhất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài cấp cơ sở “So sánh 3 khẩu phần vỗ béo bò thịt địa phương 3 tháng trước khi xuất chuồng tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang”. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi đơn vị thí nghiệm là 01 con bò, tổng số 12 con bò. Thời gian theo dõi, thu thập số liệu là 12 tuần và thời gian tập ăn khẩu phần thí nghiệm 10 ngày. - Nghiệm thức 1: Thức ăn thô + 03kg thức ăn tinh hỗn hợp. - Nghiệm thức 2: Thức ăn thô + 0,6kg thức ăn tinh hỗn hợp. - Nghiệm thức 3: Thức ăn thô + 0,4kg cám gạo. Qua kết quả thí nghiệm nuôi vỗ béo bò thịt lai địa phương tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang bằng 03 khẩu phần thức ăn khác nhau, chúng tôi thấy rằng: - Thời gian nuôi vỗ béo 12 tuần (tăng trọng 540g/con/ngày. Trong đó, NT I: 780g/con/ngày, NT II: 500g/con/ngày và NT III: 340g/con/ngày) đạt hiệu quả cao hơn so với thời gian nuôi vỗ béo 8 tuần (509g/con/ngày. Trong đó, NT I 720g/con/ngày, NT II: 500g/con/ngày và NT III: 310g/con/ngày). - Bò thịt lai địa phương sử dụng khẫu phần bổ sung thức ăn tinh 0,6kg/con/ngày đạt hiệu quả cao nhất, kế đến là khẫu phần thức ăn tinh hỗn hợp 3kg/con/ngày và thấp nhất là khẫu phần bổ sung cám gạo 0,4kg/con/ngày. Đây là khu vực có nguồn thức ăn xanh dồi giàu (thân, lá, vỏ bắp thu trái non), nên việc bổ sung thức ăn tinh quá nhiều (NT I) làm tăng cao chi phí đầu tư chăn nuôi. - Góp phần thay đổi tập quán cũng như kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo của người dân, thay đổi cách nuôi truyền thống bằng cách áp dụng kỹ thuật mới để đạt kết quả cao hơn. - Rút ngắn thời gian vỗ béo bò thịt, quay vòng nhanh; do đó nuôi được nhiều lứa bò và tạo sản phẩm chất lượng cao hơn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Góp phần cho nghề chăn nuôi bò vỗ béo phát triển bền vững và trở thành nghề sản xuất hàng hóa.

Bò thịt; An Giang