• Kết quả thực hiện nhiệm vụ

91-287

Sự truyền triều trong hệ thống sông rạch kênh mương vùng đồng bằng sông Cửu Long và lợi dụng thủy triều trong cấp nước phục vụ nông nghiệp

Bộ Thủy lợi, Trường ĐH thủy lợi

Bộ Khoa học và Công nghệ

Quốc gia

Nguyễn Sinh Huy,

Địa vật lý

1990

94 tr.+ Pl

Trên cơ sở số liệu điều tra tổng hợp hiện có, phân tích sâu thêm qui luật truyền triều trên sông và lợi dụng vào việc cấp nước phục vụ nông nghiệp. Mô hình hóa cơ chế truyền triều trong sông, trong kênh mương nội đồng, nhân tố ảnh hưởng đến qúa trình cơ học đó. Sử dụng mô hình thủy lực trong 2 trường hợp: giải bài toán mẫu trong hệ thống tương đương giả định và bài toán truyền triều kênh mương thực tế cho từng vùng cụ thể và cho toàn vùng ĐBSCL. Kết luận rút ra từ các bài toán đã giúp giải thích được về mặt lý luận các hiện tượng tự nhiên, củng cố thêm một số nhận xét về chế độ nước tự nhiên:1) Chế độ nước trên toàn bộ vùng ĐBSCL trong tháng cạn kiệt tương đối ổn định. 2) Ngược lại, chế độ chảy không ổn định. 3) Sự biến dạng của sóng triều không đồng nhất theo không gian và phụ thuộc vào cường độ triều và dạng triều,v.v. 4) Nước sông Tiền và sông Hậu được thủy triều đẩy vào nội đồng trong pha triều lên có lưu lượng nguồn và biên độ thủy triều biến đổi nghịch nhau. 5) Khả năng lấy nước vào nội đồng đạt giá trị max ở đầu kênh trục hầu như đồng bộ về thời gian, các giá trị (Wmax) và (Hmax) xuất hiện cùng ngày. 6) Khả năng tiêu nước từ nội đồng ở các kênh đạt tối đa vào ngày đầu của thời kỳ triều kém,v.v.

Truyền triều; Hệ thống kênh mương; Nước nông nghiệp; Cấp nước; Tiêu nước; Thủy triều

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

1124