
- Phát huy yếu tố con người ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Xây dựng môi hình và chuyển giao công nghệ để phát triển bền vững nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng
- Nghiên cứu chế tạo thiết bị công nghệ chiết xuất artemisinin từ lá thanh hao hoa vàng giai đoạn 1990-1991
- Nghiên cứu cơ chế phân tử của tính chịu mặn ở lúa thông qua phân tích gene mã hóa cho protein vận chuyển ion Na+
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanoglass ceramic ứng dụng làm màng phủ bảo vệ có khả năng tự làm sạch ngăn tia tử ngoại cho kính công nghiệp xây dựng và ô tô
- Khảo sát hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của một số cây thuốc ở An Giang trong điều trị bệnh Alzheimer
- Nghiên cứu giải pháp phục hồi và phát triển rừng đặc dụng Hương Sơn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá tra tôm sú và tôm càng xanh
- Xây dựng WebGIS tính toán chỉ số chất lượng nước và chất lượng không khí TP Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản ngô



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
16/KQNC-TTKHCN
Thiết lập mô hình lan truyền ô nhiễm không khí và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường không khí phục vụ phát triển bền vững thành phố Cần Thơ
Đại học Quốc gia TP.HCMViện Môi trường và Tài nguyên - IER
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Tỉnh/ Thành phố
TS. Hồ Quốc Bằng
GS.TS. Nguyễn Văn Phước; CN. Vũ Hoàng Ngọc Khuê; KS. Nguyễn Thoại Tâm; TS. Hồ Minh Dũng; TS. Đỗ Thị Thu Huyền; ThS. Nguyễn Thành Nhơn; ThS. Phạm Thị Thạch Trúc; ThS. Trần Văn Thanh; ThS. Tăng Thị Uyên Phương;
Khoa học tự nhiên
08/2016
08/2017
2017
Thành phố Hồ Chí Minh
425
Ngày 02 tháng 8 năm 2016 Sở KHCN TP. Cần Thơ và Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM ký hợp đồng số 14/HĐ-SKHCN về nghiên cứu: “Thiết lập mô hình lan truyền ô nhiễm không khí và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường không khí phục vụ phát triển bền vững thành phố Cần Thơ” nhằm: (i) Xây dựng bản đồ phát thải các chất ô nhiễm không khí; (ii) Mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí (iii) Thiết kế các chiến lược giảm phát thải nhằm phát triển bền vững thành phố. Kết quả kiểm kê và xây dựng bản đồ phát thải cho các nguồn GT, Điểm, Diện và Bio đã xác định: phát thải NOx và SO2 chủ yếu là từ nguồn GT và CN, phát thải CO và NMOVC phần lớn phát sinh từ nguồn GT, bụi phát thải chủ yếu từ nguồn CN. Phát thải CH4 chủ yếu từ nguồn diện và Bio. Kết quả mô phỏng lan truyền ô nhiễm các chất CO, NOx, NMVOC, CH4 và O3 cho tất cả các nguồn có giá trị nồng độ trung bình 1 giờ cao nhất lần lượt là 11.451 µg/m3, 47 µg/m3, 497 µg/m3, 5.500 ppb, 35.986 µg/m3 và 206 µg/m3. Phát thải dự kiến đến năm 2020 có xu hướng tăng tuy nhiên lượng tăng ít, phát thải vào năm 2025 dự kiến sẽ tăng mạnh hơn so với 2015 (tăng từ 20 đến 50%). Từ các kết quả tính toán trên, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được tất cả 14 giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí cho thành phố, trong đó lựa chọn 04 giải pháp ưu tiên thực hiện trước vào năm 2017-2018 gồm; 04 giải pháp có thể thực hiện trong giai đoạn 2018-2019; và 06 giải pháp thực hiện trong năm 2019- 2020.
không khí; môi trường; ô nhiễm; phát triển bền vững
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2017-16/KQNC