
- Sản xuất thử và ứng dụng chiết xuất tảo Spirulina
- Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ thú (Mammalia) ở một số hệ sinh thái rừng nhiệt đới phía bắc Việt Nam và tiến hóa phân tử của nhóm thú gặm nhấm Việt Nam
- Nghiên cứu các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam theo các vùng sinh thái đặc trưng dự báo xu thế diễn biến đề xuất các chính sách và giải pháp kiểm soát thích hợp - ĐTN: Tình hình kinh tế xã hội các vùng sinh thái nghiên cứu tại các tỉnh Hoà Bình Đắ
- Hiện trạng và giải pháp điều trị phòng chống bệnh Gout ở cán bộ đương chức thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý
- Soát xét TCVN 3116:1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác định độ chống thấm nước
- Xác định sức chứa hợp lý trên cơ sở hợp tác giao lưu trong và ngoài vùng của quá trình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ
- Nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các biện pháp kiểm soát bảo đảm phát triển bền vững vùng đồng bằng Sông Hồng Chuyên đề: Nghiên cứu biến động chất lượng nước mặt hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình do v
- Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi thực hiện sáp nhập
- Điều tra đánh giá thực trạng môi trường trong ngành sản xuất đúc nhiệt luyện và đề xuất giải pháp cải thiện



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTCN.06/2019
06/2021/TTPTKH&CN
Thu hút người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Bộ Khoa học và Công nghệ
Tỉnh/ Thành phố
TS. Đinh Hồng Linh
TS. Đinh Hồng Linh, ThS. Nguyễn Đắc Dũng, PGS.TS. Trần Quang Huy, PGS.TS. Trần Viết Khanh, ThS. Bùi Văn Lương, ThS. Trần Thu Hiền, ThS. Nguyễn Thị Hiệp, TS. Nguyễn Quang Hợp, TS. Đỗ Đình Long, TS. Nguyễn Thị Lan Anh, TS. Ngô Thị Hương Giang, TS. Trần Tuấn Anh, TS. Nguyễn Thành Vũ, ThS. La Quý Dương, ThS. Nông Thị Minh Ngọc, ThS. Trần Văn Nguyện, ThS. Nguyễn Hải Quân, ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền
Xã hội học
01/07/2019
01/01/2021
2021
Thái Nguyên
132
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia. Bảo hiểm xã hội ra đời góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho người trong độ tuổi lao động và gia đình của họ, từ đó góp phần đảm bảo ASXH. BHXH tự nguyện là một phần quan trọng trong chính sách BHXH, thể hiện tính nhân văn, tạo sự bình đẳng hơn trong các thành phần kinh tế cũng như giữa những người trong độ tuổi lao động. Theo số liệu của tổng cục thống kê, lực lượng lao động phi chính thức tại Việt Nam chiếm tới 63% trong tổng số lực lượng lao động, đóng góp tới 20% tổng thu nhập quốc nội. Tuy nhiên, lực lượng lao động này biết đến và tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn rất ít. Ngày 20/11/2014, Luật BHXH sửa đổi bổ sung được quốc hội khóa XIII thông qua tại kì họp thứ tám và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016, trong đó có những thay đổi theo hướng mở rộng, nâng cao quyền tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH tự nguyện cho người trong độ tuổi lao động như: không khống chế tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện; hạ mức thu nhập tối thiểu làm căn cứ đóng; linh hoạt trong phương thức đóng; hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện từ ngân sách Nhà nước.
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi Đông Bắc Việt Nam, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần. Năm 2009, BHXH tự nguyện đã được triển khai sâu rộng trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan về số người tham gia, số thu và số lượng người được thụ hưởng.
Tuy nhiên, xuất phát từ mục tiêu của Nghị quyết Số: 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách bảo hiểm UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề ra kế hoạch số 137 KH/UBND phấn đấu đến năm 2021 đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Trong khi đó, tính đến hết năm 2020 số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh còn rất khiêm tốn mới chỉ đạt 13.290 người chiếm tỷ lệ khá thấp chỉ khoảng 1,24% so với cả nước.
Chính vì vậy, để tăng số lượng người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới nhằm góp phần đảm bảo ASXH, đồng thời thực hiện tốt Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và kế hoạch số 137 của UBND tỉnh Thái Nguyên về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Thu hút người trong độ tuổi lao động tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm để thu hút người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH tự nguyện, từ đó giúp cho người dân giảm thiểu những khó khăn khi xảy ra các rủi ro trong cuộc sống, đồng thời góp phần giúp tỉnh Thái Nguyên thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến BHXH và BHXH tự nguyện.
- Đánh giá thực trạng tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu các chính sách liên quan đến BHXH và BHXH tự nguyện đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tương lai.
bảo hiểm xã hội
Sở Khoa hoc và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
TNN-2021