- Kỳ dị hàm và ứng dụng
- Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống cho ăn điều khiển bằng điện thoại thông minh trong nuôi lươn thương phẩm không bùn mật độ cao ở bể lót bạt tại An Giang
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc sinh học dòng bùn ngược (USBF) xử lý phenol trong nước thải ở các cơ sở chế biến sản phẩm từ dầu mỏ
- Đánh giá công tác bảo đảm an ninh trật tự của Thủ đô Hà Nội nhiệm kì Đại hội XVI ( 2015-2020) định hướng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030
- Nghiên cứu phát triển năm loài lan thuộc nhóm Vanda trồng luống và mai vàng tại làng hoa Gò Vấp
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý ô nhiễm và làm sạch các ao hồ kênh mương do ô nhiễm từ nước thải công nghiệp nông nghiệp sinh hoạt nước thải làng nghề bằng chế phẩm hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Điều tra nông dân Việt Nam 2009-2010
- Kết quả bước đầu điều tra đánh giá quỹ gen giống bưởi Phúc Trạch cam bù Hương Sơn
- Thử nghiệm sản xuất một số giống lúa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
- ứng dụng phương pháp SNA để lập tài khoản thu nhập và chi tiêu ở Việt Nam
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Thu thập một số giống lan hài (Paphiopedilum spp) bảo tồn nhân giống phục vụ nhu cầu sản xuất và du lịch tại thành phố Đà Lạt
Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
KS. Thái Vũ Hải
CN. Lê Thị Chinh; CN. Phạm Thị Ngọc Tuyết; ThS. Lê Đỗ Hoàng Việt; CN. Từ Như Ngọc
01/12/2018
01/06/2020
2020
Lâm Đồng
52
Để tạo ra một giống mới, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, sưu tập và thưởng ngoạn ngày càng đa dạng của con người, biện pháp thu thập các giống tự nhiên và tiến hành nhân giống nhân tạo đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó cây lan lài là một trong những đối tượng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như của người trồng lan và thưởng ngoạn.
Với biện nhân giống nhân tạo, các giống lan hài xuất phát từ các cây lan tự nhiên đã được hình thành và cung cấp một số lượng lớn cây giống với giá cả phải chăng cho người nông dân được hình thành.
Họ lan tại Đà Lạt – Lâm Đồng, có những loài tự nhiên mang nhiều đặc tính nổi trội, về hình thái thân lá, cấu trúc hoa, màu sắc, sự phân bố sắc tố trên cánh hoa, mùi hương đáp ứng được những nhu cầu về thưởng ngoạn của con người. Nhưng thông thường, những đặc tính ưu việt không tập trung vào một loài nào. Có những loài nổi bật về hình thái thân lá nhưng không đặc sắc về hoa; có loài màu sắc đẹp, mùi hương đặc trưng nhưng không thích hợp cho việc nuôi trồng với mục đích kinh tế như hoa không bền, không cắt cành được…
Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đang phát triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trong phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp có giá trị cao, thúc đẩy phát triển nông thôn mới. Quy mô và yêu cầu về chất lượng của các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao như lan hài đối với người nông dân lại càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Để góp phần thực hiện những mục tiêu trên thì công tác sản xuất giống cây trồng nói chung, công tác sản xuất giống lan hài nói riêng có số lương lớn đa dạng về màu sắc, độc đáo, kích thước, hình dáng, số lượng hoa...theo mong muốn và thích nghi với điều kiện khí hậu bản địa phục vụ người dân đang ngày càng trở nên cấp thiết.
Chính vì những nguyên nhân trên, đơn vị đã tiến hành thực hiện nhiệm vụ khoa học “Thu thập một số giống lan hài (Paphiopedilum spp.), bảo tồn, nhân giống phục vụ nhu cầu sản xuất và du lịch tại thành phố Đà Lạt”. Góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về giống cây trồng chất lượng cao tại địa phương.
giống lan hài (Paphiopedilum spp.); sản xuất và du lịch
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2018-018