Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Thực trạng học sinh thiệt thòi ở một số trường tiểu học huyện Tri Tôn - Những đề xuất

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

Quách Thị Hồng

Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,..

01/01/2008

31/12/2008

2008

Trung tâm Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

36

Tình trạng học sinh thiệt thòi ở huyện Tri Tôn đang là vấn đề bức xúc đặt ra đối với nhà trường, xã hội, gia đình. Bởi vì, các em là tiền thân của việc học sinh có nguy cơ bỏ học, thất học, trình độ học vấn thấp, kéo theo chất lượng thấp và đời sống kinh tế thấp. Không những vậy, tình trạng học sinh thiệt thòi ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của gia đình và địa phương. Toàn huyện có 12.273 học sinh cấp tiểu học, có đến 62,26% học sinh thuộc đối tượng thiệt thòi. Ngoài ra, còn có khoảng 0,27% số học sinh đã nghỉ học quay trở lại học và 5,26% số học sinh lưu ban, 3,5% học sinh bỏ học. Là những học sinh thuộc hộ nghèo (điều kiện kinh tế gia đình của các em còn khó khăn, do cha mẹ có trình độ học vấn thấp nên phần lớn nhận thức của cha mẹ các em về việc học còn hạn chế do đó không quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em). Thuộc những vùng đặc biệt khó khăn như: kinh tế xã hội chưa phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông (phương tiện đi lại khó khăn), điện, đường, trường, trạm còn thiếu. Phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cho học sinh tiểu học nói riêng. Điều cần thiết và cấp bách nhất hiện nay là nhà trường và xã hội nghiên cứu và thực hiện nhiều biện pháp và chương trình xóa đói giảm nghèo tăng hộ khá giàu hơn. Song gia đình, nhà trường, xã hội để có những hình thức hỗ trợ kịp thời. Qua đó, giúp các em tìm lại động cơ học tập nhằm nâng cao kết quả học tập cho các em học sinh thiệt thòi hiện nay. Học sinh thiệt thòi ở huyện Tri tôn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: phần đông các em học sinh thiệt thòi đều có tâm lý rụt rè (45,8%), thiếu tự tin (33,4%) so với các bạn trong lớp nên khi vào lớp các em rất ít phát biểu, ít cởi mở hòa đồng với bạn bè, thầy cô. Do đó, đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài, tạo cho các em tâm lý uể oải, buồn chán, rồi sinh ra chán học, bỏ học. Nhìn chung, kết quả học tập của các em còn thấp, số học sinh loại trung bình cao (61%, 11,9% em học lực loại giỏi và 27% em đạt loại khá. Song, có sự khác biệt về giới tính và dân tộc.

học sinh; Tri Tôn