Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun móc/mỏ tại xã Vĩnh Hải huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận năm 2016

Sở Khoa học và Công nghệ

UBND Tỉnh Ninh Thuận

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Trương Văn Hội

Dịch tễ học

2016

Ninh Thuận

78

Giun móc Ancylostoma duodenale và giun mỏ Necator americanus là 2 loài khác nhau. Ở động vật, người ta mô tả và đặt tên cho chúng “hookworm” là loài giun có móc nên thường gọi chung 2 loài là giun móc. Trong nghiên cứu này, chỉ tìm trứng giun trên kính hiển vi quang học, trứng không phân biệt được giun móc, giun mỏ nên ở đây dùng thuật ngữ giun “móc/mỏ”.Giun móc/mỏ, khi ấu trùng chui qua da, gây viêm tại chỗ, ngứa, nếu gãi nhiều bị chàm hóa. Ấu trùng chui qua da đi vào cơ thể, giai đoạn chu du có qua phổi, gây bệnh tại phổi gọi là hội chứng Loeffler. Giun móc/mỏ định cơ ở tá tràng lâu ngày gây viêm loét dạ dày tá tràng. Ở tá tràng giun móc/mỏ cắm vào niêm mạc hút máu, gây thiếu máu âm thầm và kéo dài. Mỗi con Ancylostoma duodenale hút từ 0,16-0,34ml máu/ngày. Mỗi con Necator americanus hút từ 0.03ml đến 0.05ml máu/ngày . Tuổi thọ giun móc/mỏ trong cơ thể lại khá dài, Ancylostoma duodenale khoảng 5-7 năm, Necator americanus khoảng 10-15 năm . Bệnh làm chảy máu liên tục tại nơi ký sinh có thể thiếu máu từ nhẹ đến nặng, thiếu máu do nhiễm giun móc/mỏ kéo dài và số lượng nhiều sẽ gây thiếu máu thiếu sắt. Bệnh nặng có thể kém ăn, tiêu chảy, biến dạng móng tay, thèm ăn đất, mất protein dẫn đến làm giảm albumin máu, gây phù, nếu lâu dài dẫn tới suy tim, làm cho sức khỏe người nhiễm ngày càng sa sút.

Giun móc;Cường độ nhiễm giun;Chỉ số;Huyết học;Giun mỏ; Trứng giun; Ninh Thuận

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

NTN-0005-2018