liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2018-53-089

Tích hợp tri thức trong các hệ thống đa tác tử

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Bộ

TS. Trần Trọng Hiếu

ThS. Nguyễn Thị Hồng Khánh, PGS.TS. Võ Quốc Bảo

Khoa học xã hội khác

04/2014

04/2016

2016

Hà Nội

13 + Phụ lục

Đề tài gồm hai phần chính là tích hợp tri thức bằng đàm phán và tích hợp tri thức bằng tranh luận. Trong nội dung tích hợp tri thức bằng đàm phán, trước tiên khảo sát mô hình đàm phán do J. Nash đề xuất (năm 1950) trong kinh tế học và các nghiên cứu liên quan đến mô hình này trong Trí tuệ nhân tạo nói chung cũng như trong các hệ thống đa tác tử nói riêng. Đề xuất một mô hình tiên đề cho tiếp cận tích hợp tri thức bằng đàm phán trong đó định nghĩa tập các tính chất đáng mong đợi mà các kết quả tích hợp nên có và khảo sát mối quan hệ giữa các tính chất vừa nêu trong mô hình này. Trình bày mô hình xây dựng cho cách tiếp cận này bằng cách định nghĩa lớp các toán tử tích hợp cùng các thuật toán heuristic để thực hiện các toán tử này và chỉ ra các kết quả biểu diễn để phản ánh mối quan hệ giữa hai mô hình kể trên. Trình bày về các kết quả đánh giá độ phức tạp tính toán của cách tiếp cận này. Trong nội dung tích hợp tri thức bằng tranh luận, chúng tôi nghiên cứu mô hình tranh luận do P.M. Dung đề xuất (năm 1995) trong Trí tuệ nhân tạo cũng như các ứng dụng của nó trong các hệ thống đa tác tử. Đề xuất một mô hình tiên đề cho tiếp cận tích hợp tri thức bằng tranh luận trong đó định nghĩa tập các tính chất đáng mong đợi mà các kết quả tích hợp nên có và khảo sát mối quan hệ giữa các tính chất vừa nêu trong mô hình này. Xây dựng một mô hình chiến lược cho cách tiếp cận này bằng cách định nghĩa giao thức cho việc tranh luận cũng như các chiến lược tranh luận trên giao thức được định nghĩa.

Tích hợp tri thức; Đàm phán; Tranh luận; Hệ thống đa tác tử; Toán tử

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14619