• Kết quả thực hiện nhiệm vụ

13/GCN-KHCN

Ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) toàn đực tại tỉnh Tây Ninh

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

UBND Tỉnh Tây Ninh

Tỉnh/ Thành phố

NGUYỄN ĐỨC MINH

1. Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Thủy 2. Cử nhân Đỗ Thị Phượng 3.Trung cấp thủy sản Trần Ngọc Anh Tuấn 4. Kỹ sư Trần Thế Minh 5. Kỹ sư Dương Thị Sao

Nuôi trồng thuỷ sản

01/03/2016

01/02/2018

2018

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

32

Tại Việt Nam, một số hộ nuôi tại ĐBSCL đã được chuyển giao công nghệ sản xuất và nuôi thương phẩm TCX toàn đực, với mật độ thả nuôi từ 5-7 con/m2 cho năng suất từ 1,7-2,5 tấn/ha và hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi tôm càng xanh hỗn hợp (đực và cái chung). Việc sản xuất hàng loạt con giống TCX toàn đực nhằm phục vụ nuôi thương phẩm đã được Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II thực hiện từ 2005 đến nay và là nơi đầu tiên tại Việt Nam được thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm TCX toàn đực tại khu vực ĐBSCL đã mang lại những kết quả rất khả quan. Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ, với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế - thương mại là thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, nghề nuôi thủy sản ở Tây Ninh cũng rất phát triển ở những địa phương có sông Vàm Cỏ Đông đi qua, tại đây đã thành lập ra các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản. Để sản lượng đánh bắt thủy sản tăng theo từng năm, tỉnh Tây Ninh cũng đã và đang làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở các địa phương, đó là việc nghiêm cấm và ngăn chặn các phương pháp đánh bắt có tính chất huỷ diệt, qua đó, sản lượng thủy sản đã tăng rõ rệt. Nhằm đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật nuôi tôm cho người dân trong tỉnh Tây Ninh, tăng được thể trọng của quần đàn và rút ngắn thời gian canh tác trong một vụ nuôi, việc triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) toàn đực tại tỉnh Tây Ninh” là hết sức cần thiết. Đề tài mang tính ứng dụng cao, mục tiêu xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm bằng con giống toàn đực, và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Ngoài việc phổ biến kiến thức nuôi tôm đến tận người dân, phát động phong trào ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất ở quy mô trang trại và kinh tế gia đình bằng nghề nuôi thủy sản, sự thành công của đề tài còn cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm càng xanh và tạo ra sản phẩm cung cấp cho nhu cầu xã hội, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân ở vùng nông thôn.
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài: Áp dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất, nhằm cải thiện chất lượng tôm thương phẩm bằng con giống toàn đực. Từ đó, thúc đẩy nghề nuôi tôm càng xanh phát triển ở tỉnh Tây Ninh
* Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát và đánh giá thực địa về điều kiện môi trường và hiện trạng ao nuôi.
- Xây dựng các mô hình nuôi tcx tại các điểm với các vùng sinh thái khác nhau. 
- Tập huấn và hội thảo quy trình công nghệ cho các cán bộ chuyên môn và hộ nuôi thủy sản tại tỉnh Tây Ninh.
 

Sở Khoa học và Công nghệ

K08