
- Nghiên cứu xác định mức đảm bảo tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước phù hợp cho cây trồng cạn chủ lực và một số đối tượng phi nông nghiệp xen kẹp trong hệ thống thủy lợi
- Nghiên cứu phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chè
- Nâng cao hiệu quả sản xuất muối biển bằng phương pháp bốc hơi mặt bằng
- Biên soạn tài liệu hỗ trợ việc dạy và học tin học phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12:Lớp 12
- Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực của giáo viên trung học cơ sở Quảng Ninh trong giảng dạy vận dụng và thực hành toán học
- Quyền trẻ em trong gia đình ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp từ 10 đến 17 tuổi
- Nghiên cứu các dạng tai biến tự nhiên tiềm ẩn do biến đổi khí hậu và các giải pháp chiến lược thích ứng đối với cộng đồng dân cư vùng lưu vực sông Hồng
- Ứng dụng mô hình đất ngập nước trên mái (mái xanh) xử lý nước thải sinh hoạt: Một giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ nhận dạng tài liệu in và đánh máy DOCR
- Nghiên cứu sản xuất giống rô phi đơn tính đực quy mô hàng hoá trong điều kiện nhiệt độ thấp phía Bắc



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
144/08/2024/ĐK-KQKHCN
Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn VietGap để nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo tại huyện Krông Ana
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Cơ sở
KS. Phạm Ngọc Hùng
KS. Phạm Ngọc Hùng (Chủ nhiệm); KS. Đặng Như Phúc; KS. Phan Văn Đồng; ThS. Trương Thị Thanh; KS. Võ Quang; KS. Mai Ro Đam Tài;
Khoa học nông nghiệp
10/2022
05/2023
2023
Krông ana
22
Mục tiêu chung: Nhằm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa nước, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo sản xuất trên địa bàn huyện Krông Ana; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người nông dân sản xuất lúa một cách bền vững, thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể: Xây dựng thành công 01 mô hình sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, quy mô 15 ha; Đánh giá, cấp chứng nhận VietGAP cho 15 ha trồng lúa của người dân tham gia Đề tài để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm lúa gạo tại xã Bình Hòa, huyện Krông Ana; Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa theo quy trình VietGAP cho 70 lượt nông dân tham gia Đề tài và các hộ nông dân có nhu cầu học tập; Tổ chức hội thảo tổng kết để đánh giá kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Đề tài.
Kết quả thực hiện:
- Xây dựng mô hình sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: Diện tích tham gia thực hiện: 15 ha. Địa điểm: Thôn 6, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana. Giống lúa thực hiện: Giống lúa ST25.
- Đã mua sắm và hỗ trợ đầy đủ giống lúa, các vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, số lượng và quy cách theo quy định; hoàn thiện đầy đủ hồ sơ mua sắm theo đúng quy định hiện hành.
- Năng suất trung bình của các diện tích sản xuất lúa theo quy trình VietGAP là 10 tấn/ha, cao hơn 1,5 tấn/ha so với sản xuất truyền thống tại xã Bình Hòa. Giá bán sản phẩm lúa sản xuất theo Đề tài VietGAP là 7.800 đồng/kg (sản xuất truyền thống 7.500 đồng/kg); tổng thu trên 01 ha lúa VietGAP là 78.000.000 đồng/ha (sản xuất truyền thống 63.750.000 đồng/ha).
- Lợi nhuận thu được trong Đề tài sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP là 45.900.000 đồng/ha, cao hơn 15.850.000 đồng/ha so với sản xuất thông thường (30.050.000 đồng/ha).
- Tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP cho các thành viên tham gia Đề tài và các hộ nông dân: Hướng dẫn đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; Quản lý đất và nước tưới; Kỹ thuật sử dụng giống lúa; Phân bón; Kỹ thuật điều tiết nước; Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; Quản lý và truy suất nguồn gốc: Quản lý người lao động; Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; Kiểm tra nội bộ.
- Trong quá trình áp dụng quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP người nông dân được hướng dẫn các biện pháp thâm canh lúa tổng hợp, sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao, gieo sạ tập trung, bón phân cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách nên cây lúa cứng, mặt ruộng thông thoáng; mật độ và tỷ lệ hại của các đối tượng sâu, bệnh thấp hơn, nhờ đó giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất và mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất.
- Tổ chức 01 hội thảo tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai đề tài.
Sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2024-08