- Nghiên cứu soát xét tiêu chuẩn TCVN 9340 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu
- Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng Nghề với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số đến năm 2030
- Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu canh tác trên đất 3 vụ lúa
- Nghiên cứu xây dựng mô hình các đoàn thể chính trị - xã hội khối các trường đại học cao đẳng Hà Nội
- Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi
- Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao sức chống chịu cho cây lúa nhằm ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ gây thiệt hại do bệnh lùn sọc đen hại lúa tại Thái Bình
- Nghiên cứu xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu sơn Nano TiO2 / Apatie FiO2 / Al2O3 và TiO2/Bông thạch anh
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học hoàn thiện chế phẩm Bio TS3 có khả năng tăng sức đề kháng của tôm trong nuôi tôm sú thâm canh
- áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nghiên cứu đặc điểm di truyền của người Việt Nam ở giai đoạn trước sinh
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
06/2019/HĐ-DAKHCN
06/KQNC-QNGT
Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng vùng chuyên canh lạc (đậu phộng) trên đất lúa và màu kém hiệu quả theo chuỗi giá trị tại xã Tịnh Thọ huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Tịnh
UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh/ Thành phố
KS. Huỳnh Ngọc Tuấn
ThS. Phạm Hồng Sơn; KS. Huỳnh Ngọc Tuấn; KS. Nguyễn Văn Ngọc; CN. Ngô Thanh Phương; KS. Trần Thị Hoài Cẩm; TS. Vũ Văn Khuê; ThS. Mạc Khánh Trang; ThS. Phan Trần Việt; KS. Bùi Ngọc Thao; Đỗ Minh Trang; CN. Nguyễn Thị Hiền
Khoa học nông nghiệp
01/07/2019
01/06/2021
2021
Quảng Ngãi
97
- Mua sắm máy cày Kubota, máy phay đất và lên luống, thiết bị gieo hạt, máy thu hoạch lạc, máy bứt củ lạc, máy băm chặt thân xác thực vật, máy xạc vỏ lạc, máy ép dầu lạc, máy lọc dầu lạc, máy đóng nắp chai cầm tay, máy tính để bàn và máy in để trang bị cho HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tịnh Thọ.
- Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cây lạc có áp dụng cơ giới hóa trên đất canh tác lúa và màu kém hiệu quả với quy mô 80 ha, năng suất quả khô đạt từ 34,0-38,9 tạ/ha (bình quân đạt 37,0 tạ/ha) với sản lượng lạc vỏ trong kỳ dự án đạt 296,0 tấn và tổng lợi nhuận của mô hình là 4.002,50 triệu đồng. Trong đó, lãi ròng từ 1 ha sản xuất lạc đạt từ 36,43-58,06 triệu đồng/ha/vụ, tăng từ 25,09-29,10 triệu đồng/ha/vụ so với phương thức trồng lạc truyền thống và từ 32,86-51,89 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất lúa ở địa phương, đáp ứng mục tiêu đã được phê duyệt.
- Xây dựng mô hình ép dầu, đóng chai và dán nhãn sản phẩm “Dầu lạc Tịnh Thọ” với quy mô 95,5 tấn lạc vỏ (67,8 tấn lạc nhân) với sản lượng dầu đạt là 32.196 lít dầu, tăng 91,0% về quy mô và 84,0% về sản lượng dầu so với mục tiêu của dự án đề ra (50 tấn lạc vỏ và 17.500 lít dầu). Năng suất dầu đạt trung bình 1,0 lít/2,1 kg lạc nhân và lợi nhuận của mô hình đạt 373,47 triệu đồng/kỳ dự án.
-Đăng ký thành công nhãn hiệu tập thể “Dầu lạc Tịnh Thọ” số 383934 theo Quyết định số: 27878/QĐ-SHTT do Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ ký ngày 08 tháng 4 năm 2021; lập trang facebook “Hợp Tác Xã T.Thọ” để giới thiệu và bán hàng qua mạng xã hội các sản phẩm của dự án cũng như các sản phẩm khác của HTX. Đào tạo được 10 kỹ thuật viên là cán bộ khuyến nông, hội nông dân xã và các nông dân điển hình tiên tiến ở địa phương. Tổ chức tập huấn và tham quan mô hình cho 350 lượt hộ nông dân trong và ngoài vùng dự án. Đồng thời, đã thiết lập được mối liên kết giữa Doanh nghiệp - HTX Nông nghiệp - Nông dân.
Cây Lạc; Vùng chuyên canh; Chuổi giá trị
Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ
QNI-2021-006