Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTCB.18/19/TTUDKTHN

2022-60-0671/NS-KQNC

Ứng dụng kỹ thuật đồng vị bền Deuterium và Oxygen-18 để khảo sát đặc trưng bổ cấp nước ngầm tại một số khu vực của thành phố Long Khánh

Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ

ThS. Bùi Quang Trí

ThS. Võ Thị Ngọc Cẩm; KS. Nguyễn Hữu Quang; ThS. Nguyễn Văn Mười; CN. Trần Trọng Hiệu; CN. Lê Văn Lộc; CN. Trần Trí Hải; ThS. Đặng Nguyễn Thế Duy; CN. Huỳnh Thị Thu Hương; CN. Lê Thị Thanh Tâm; CN. Dương Thị Bích Chi

Vật lý nguyên tử, vật lý phân tử và vật lý hóa học

01/11/2019

01/10/2021

2022

Lâm Đồng

126 tr. + Phụ lục

Mối liên hệ giữa các tỷ số đồng vị bền của nước mưa trong một khu vực được đặc trưng bởi đường nước khí tượng địa phương. Đường nước khí tượng địa phương có giá trị tham khảo tin cậy cho các nghiên cứu liên quan đến phân định nguồn gốc bổ cập nước ngầm và điều tra biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này nhằm xây dựng đường nước khí tượng địa phương Long Khánh (LK LMWL), làm cơ sở cho việc đánh giá bổ cập nước ngầm cho tầng trên (βqp2) trong khu vực Long Khánh và tính toán tỷ lệ bay hơi nước hồ Suối Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị δ 2H của nước mưa trong khu vực dao động từ -73,64 đến 0,36‰ với giá trị trung bình là -49,74‰ và của δ18O dao động từ -10,91 đến -1,59‰ với giá trị trung bình là -7,68‰, so với mẫu chuẩn VSMOW. Nước mưa ở Long Khánh về mùa khô có thành phần đồng vị δ 2H và δ18O giàu hơn so mùa mưa, do hiệu ứng lượng và đặc điểm khí tượng của khu vực. LK LMWL tuân theo phương trình δ2H = (7,89±0,38)xδ 18O + (10,31±2,93) (R2 = 0,96, n = 19) cho thấy thành phần đồng vị δ 18O trong nước mưa được làm giàu hơn thành phần đồng vị δ 2H. Mức d-ex (dư) của nước mưa trong khu vực là 10,31±2,93‰, tương đương với quy mô toàn cầu là 10‰. Đường nước bay hơi của hồ Suối Tre (LEL) được xác định theo phương trình: δ 2H = 5,92.δ 18O – 6,30. Độ dốc và d-ex của LEL thấp hơn LK LMWL cho thấy thành phần đồng vị trong nước hồ được làm giàu do hiệu ứng bay hơi. Vào mùa mưa thành phần đồng vị nặng của nước ngầm tầng trên cùng (βqp2) nằm trên đường nước khí tượng, giá trị trung bình của δ2H và δ18O đều nằm trên đường nước khí tượng, chứng tỏ nước ngầm tầng βqp2 được bổ cập trực tiếp từ nước mưa khu vực. Mùa khô giá trị trung bình của thành phần đồng vị trong các mẫu nước ngầm khác biệt nhiều so với các giá trị tương ứng trong nước mặt. Điều này cho thấy nước ngầm không có quan hệ thủy lực với nước mặt trong hồ. Thành phần đồng vị nặng của oxy trong nước ngầm về mùa khô có chiều hướng nghèo đi. Điều này được giải thích là nước ngầm trong khu vực cũng có nguồn gốc từ nước mưa nhưng được bổ cập muộn do quá trình thấm qua tầng chưa bão hòa. Trong quá trình thấm, oxy trong nước mưa tham gia vào quá trình trao đổi đồng vị với axit cacbonic có nguồn gốc sinh học thoát ra từ quá trình hô hấp của rễ thảm thực vật làm cho thành phần đồng vị nặng của oxy trong nước mưa ngấm vào tầng bão hòa được làm giàu lên. Có thể kết luận rằng nước ngầm tầng βqp2 trên khu vực thành phố Long Khánh cả hai mùa đều có nguồn gốc từ nước mưa khu vực.

Đồng vị bền; Nước mưa; Nước mặt; Bổ cập ngầm

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

20901