liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,080,476
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

11/2019/NTMN.ĐP

08/KQNC-QNGT

Ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất Bưởi da xanh và Chuối mốc theo tiêu chuẩn hàng hóa tại huyện miền núi Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tây

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Phạm Hồng Khuyến

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

01/07/2019

01/06/2023

2023

Quảng Ngãi

174

- Sau hơn 40 tháng thực hiện, đã tiến hành khảo sát phẫu diện đất, lấy mẫu, nước, phân tích mẫu đất và nước để chọn địa điểm triển khai các mô hình trồng và thâm canh bưởi da xanh và chuối mốc; biên soạn và hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật gồm: kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi Da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP; trồng và chăm sóc Chuối mốc theo tiêu chuẩn VietGAP; quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với cây Bưởi da xanh; quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với cây chuối mốc; tưới nước tiết kiệm cho bưởi da xanh theo phương pháp Minipan; bón phân cho bưởi da xanh qua hệ thống tưới phun mưa; thu hái, sơ chế và bảo quản chuối mốc; chế biến chuối mốc bằng phương pháp sấy dẻo. Trên cơ sở các hướng dẫn kỹ thuật đã biên soạn, Cơ quan hỗ trợ ứng dụng công nghệ đã tiến hành chuyển giao cho các cán bộ kỹ thuật của dự án thông qua hình thức đào tạo, hướng dẫn đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài vùng dự án về những nội dung công nghệ để thực hiện xây dựng các mô hình dự án; Xây dựng mô hình tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh và chuối mốc; Thiết lập mối liên kết giữa Doanh nghiệp - Chính quyền địa phương (huyện và xã) – Tổ hợp tác - Nông dân để phát triển sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ Chuối mốc và bưởi Da Xanh; Xây dựng mô hình trồng mới bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng quy mô của mô hình là 07ha tại xã Sơn Liên và xã Sơn Bua; Xây dựng mô hình thâm canh bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô của mô hình 3,0ha tại xã Sơn Bua; Xây dựng mô hình thâm canh chuối mốc theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng quy mô của dự án là 5,0 ha tại xã Sơn Liên; Xây dựng mô hình máy sấy chuối dẻo hộ gia đình; đào tạo kỹ thuật viên cơ sở cho 10 học viên theo kế hoạch của dự án; phối hợp với UBND các xã Sơn Liên, Sơn Bua tổ chức 09 lớp tập huấn kỹ thuật với số người tham gia là 450 lượt người.
- Dự án góp phần chứng minh cho nông dân trực tiếp tham gia hoặc vùng lân cận thấy được hiệu quả sản xuất bưởi da xanh và chuối mốc theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Sơn Liên và Sơn Bua khi ứng dụng đồng bộ các giải pháp về khoa học công nghệ, tổ chức liên kết với doanh nghiệp theo tiêu chuẩn chế biến, bảo quản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, qua đó thay đổi dần nhận thức của người nông dân trong canh tác, sản phẩm đầu ra được ổn định, giảm thiểu áp lực việc di cư lao động tự do từ vùng nông thôn đến thành thị và góp phần ổn định dân sinh và kinh tế - xã hội vùng dự án; Toàn bộ diện tích canh tác bưởi da xanh và chuối mốc đã được cấp chứng chỉ VietGAP do vậy không ảnh hưởng ô nhiễm môi trường; Các vùng canh tác bưởi da xanh và chuối mốc đều nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây ăn quả của địa phương, không thuộc vùng đệm của rừng, không xâm lấn vào rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nên không ảnh hưởng đến môi trường; Các biện pháp canh tác đều khuyến khích người dân tủ xác thực vật, chỉ phát cỏ dại chứ không xới cỏ dại nên không gây xói mòn đất, hạn chế sạt lở và không ảnh hưởng đến môi trường; kết quả dự án có khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng ở huyện Sơn Tây và các địa phương có điều kiện tương tự trên địa bàn tỉnh

Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ

QNI-2023-013