Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,077,753
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

17/2021.CS

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi giống giun PontCorethrurus tại huyện Việt Yên và Lạng Giang tỉnh Bắc Giang

Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang

Bộ Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

K.s Đỗ Thị Thu Hà

Th.s Trần Quang Vinh Th.s Hà Ngọc Linh

Khoa học công nghệ chăn nuôi khác

01/01/2021

01/11/2021

2021

Bắc Giang

70

Trong chăn nuôi thức ăn là vấn đề quan trọng, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Chi phí cho thức ăn thường chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 70% tổng chi phí chăn nuôi, trong đó giá thành của nhóm thức ăn giàu protein thường cao hơn nhiều so với nhóm thức ăn giàu năng lượng. Chính vì vậy, việc lựa chọn nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là nguồn thức ăn giàu protein rẻ tiền, dễ tìm nhằm bổ sung, thay thế trong khẩu phần ăn của gia cầm là điều rất có ý nghĩa, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, xu hướng nuôi giun để sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi đang hình thành và phát triển bởi giun chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng cần thiết đối với sự sinh trưởng, sinh sản của gia súc và gia cầm.
Bên cạnh đó, chất thải của quá trình chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn nếu được xử lý đúng phương pháp sẽ làm giảm tác động xấu tới môi trường, mang lại giá trị sử dụng cao (biogas, phân hữu cơ vi sinh từ chất thải chăn nuôi...). Với quy mô chăn nuôi lợn ngày càng phát triển về số lượng cùng với thói quen sử dụng nhiều nước trong quá trình chăn nuôi thì hầm khí sinh học Biogas vẫn còn tồn tại những nhược điểm mà chưa khắc phục được đó là tình trạng quá tải không đáp ứng kịp; quá trình xử lý hầm khí Biogas thường thải ra rất nhiều nước và bã thải thì không sử dụng được cho lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn nước thải này rất dễ gây ô nhiễm môi trường nếu không được sử dụng đúng cách. Một giải pháp bền vững được đưa ra để xử lý chất thải chăn nuôi lợn này là sử dụng làm nguyên liệu để nuôi giun.
Nhằm góp phần phát triển nghề nuôi giun từ chất thải chăn nuôi, giúp gia tăng giá trị ngành chăn nuôi đồng thời cũng là một hướng đi mới để phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững, giảm phát thải cacbon trong sản xuất nông nghiệp, v Trung tâm Ứng dụng KH&CN đề xuất dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi giống giun Pont.Corethrurus tại huyện Việt Yên và Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang” nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của giun Pont. Corethrurus, hiệu quả kinh tế của mô hình và hoàn thiện kỹ thuật nuôi giống giun thuộc loài Pont.Corethrurus theo quy mô hộ gia đình nhằm phổ biến và áp dụng vào sản xuất là cần thiết.
Qua quá trình thực hiện triển khai mô hình nuôi giống giun Pont.Corethrurus tại 02 hộ gia đình tham gia bước đầu cũng đã có những kết quả nghiên cứu và đã hoàn thiện 01 bản hướng dẫn kỹ thuật về nuôi giống giun Pont.Corethrurus phù hợp với quy mô hộ gia đình.
- Kết quả nuôi cho thấy giống giun Pont.Corethrurus có khả năng sinh trưởng và phát triển, thích ứng tốt với điều kiện nuôi tại các hộ gia đình.
- Số chu kỳ theo dõi và sinh trưởng là 5 chu kỳ.
- Số ngày nuôi, theo dõi và thu hoạch là 30-60 ngày/chu kỳ.
- Khối lượng sinh khối giống giun thu: 24.514 kg, với năng suất trung bình đạt 40,86 kg/m2.
- Khối lượng thịt giun thu 1.228,2 kg, với năng suất trung bình đạt 2,05 kg/m2.
- Khối lượng phân giun thu: 49.800 kgvới năng suất trung bình đạt 83,0 kg/m2.
- Chênh lệch thu - chi mô hình đạt trung bình lợi nhuận 32.046.000 đồng/hộ; đạt trung bình 6.409.200 đồng/chu kỳ nuôi bao gồm thịt giun, phân giun và sinh khối giống giun Pont.Corethrurus đưược sử dụng làm giống.
Mô hình đã đem lại hiệu về mặt kinh tế và xã hội cho các hộ gia đình tham gia dự án; giải quyết được những khó khăn mà các hộ đang gặp phải về vấn đề thức ăn và xử lý môi trường.
- Trong khuôn khổ của dự án, đã hoàn thiện được 01 bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi giống giun Pont.Corethrurus phù hợp với quy mô hộ gia đình
 

Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

NVCS103/2021