
- Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu đào tạo và đa dạng sinh học
- Nghiên cứu Metagenome của vi sinh vật liên kết hải miên tại biển miền Trung Việt Nam nhằm phát hiện và sàng lọc các chất hoạt tính sinh học mới
- Nghiên cứu thiết kế và xây dựng phần mềm kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng SCM (sofware of clinical microbiology)
- Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong quá trình sáng tạo tại các tổ chức ở Việt Nam
- Nghiên cứu ứng dụng ống nanô cácbon dạng lỏng trong tản nhiệt cho LED vi xử lý và linh kiện điện tử công suất lớn
- Nghiên cứu áp dụng cách mạng công nghiệp 40 vào Báo điện tử Xây dựng để nâng cao hiệu quả tuyên truyền
- Tìm hiểu nguyên nhân tồn tại dai dẳng bệnh dịch hạch lựa chọn ứng dụng các biện pháp tổng hợp phòng chống khống chế tiến tới loại trừ bệnh dịch này tại xã Ea Wy huyện Ea H'Leo tỉnh ĐăkLăk
- Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ chiết xuất CITROFLAVONOID từ vỏ quả củamột số loài thuộc chi CITRUS họ RUTACEAE
- Những biện pháp thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị phụ tùng thay thế cho công nghiệp xi măng lò quay 14 triệu tấn/năm Phần máy nghiền đứng và thiết bị kho đồng nhất sơ bộ - Phụ lục I - Bản vẽ thiết kế



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Vai trò của hoạt động công đoàn gắn với việc tạo động lực cho cán bộ công chức viên chức và người lao động thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao trong Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Công đoàn Bộ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ
CN. Lê Thành Quân
Hoàng Văn Cương, Đào Thị Thu Hiền, Vũ Thị Xuân Hạnh,
01/04/2016
01/03/2017
2017
Hiện nay, trong hệ thống chính trị của Việt Nam, công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội do giai cấp công nhân, người lao động tự nguyện thành lập. Công đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và theo quy định của Hiến pháp, Pháp luật. Vai trò, vị trí của công đoàn được Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của các bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong quá trình thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động, công đoàn cần nhận thức và giáo dục đầy đủ và sâu sắc đến mỗi đoàn viên các vấn đề cơ bản như: Lợi ích của người lao động phải gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của tập thể, phải hài hòa với lợi ích của người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển vững mạnh của Nhà nước chính là đảm bảo được lợi ích người lao động. Nhà nước là người đảm bảo lợi ích, doanh nghiệp và người lao động tạo ra lợi ích, công đoàn là người bảo vệ lợi ích. Đấy là quan hệ biện chứng, khăng khít giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Đồng thời, nó là cơ sở quan trọng để công đoàn ngày càng gắn bó chặt chẽ với giai cấp công nhân trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam giai đoạn hiện nay. Các chuyên gia tại Mỹ đã chỉ ra mối quan hệ giữa vai trò của hoạt động công đoàn và năng suất làm việc của người lao động. Nghiên cứu đã kiểm chứng và đánh giá rất rõ về sự tăng năng suất đáng kể khi người lao động được tham gia và đóng vai trò nòng cốt trong tổ chức công đoàn nơi họ làm việc.
Trong những năm vừa qua, nhờ cố gắng nỗ lực của nhiều cán bộ đoàn viên công đoàn, của các cấp công đoàn, hoạt động công đoàn ở các cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoàn thành được nhiệm vụ do công đoàn cấp trên giao, đáp ứng được nguyện vọng đoàn viên và công nhân lao động. Nhiều việc làm tốt của cơ sở và cán bộ đã xuất hiện đã được nhận rộng, nhiều quyền lợi của đoàn viên và người lao động được đáp ứng; đoàn viên và công nhân lao động ngày càng tin tưởng vào cán bộ và tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động một số vấn đề đang tồn tại và nảy sinh làm ảnh hưởng tới hoạt động của công đoàn cơ sở (nói riêng) và ảnh hưởng tới hoạt động toàn hệ thống công đoàn (nói chung). Những bất cập đó là: (1) Bất cập trong đội ngũ cán bộ công đoàn; (2) Bất cập trong hoạt động của Ban chấp hành; (3) Bất cập trong công tác tài chính và điều kiện làm việc; (4) Bất cập trong công tác tuyên giáo; (5) Bất cập trong công tác kiểm tra; và (6) Bất cập từ sự chỉ đạo quản lý của công đoàn cấp trên.
Là cơ quan tham mưu tổng hợp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực, chủ động nắm bắt các diễn biến tình hình về kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư và thống kê; đã tập trung tham mưu tổng hợp về xây dựng cơ chế, chính sách, trình Chính phủ kịp thời chỉ đạo, điều hành các cân đối lớn của nền kinh tế; soạn thảo nhiều đề án, báo cáo quan trọng góp phần đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng công tác quản lý quy hoạch, xây dựng các chính sách góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoạt động công đoàn Bộ Kế hoạch của Đầu tư trong thời gian qua đã phát huy tốt vai trò của mình, đạt được nhiều thành tích và kết quả nổi bât, kêu gọi được các đoàn viên công đoàn hưởng ứng, tham gia mọi hoạt động. Trong hoạt động đã luôn chủ động trong việc gắn công tác tuyên truyền, giáo dục với các sự kiện, các ngày lễ lớn của đất nước để tạo dựng phong trào chung của cơ quan. Gắn nội dung phong trào thi đua “Xây dựng cơ quan văn hoá, ngày làm việc 8 giờ chất lượng, hiệu quả” với nội dung các phong trào "Lao động giỏi" và xây dựng người cán bộ, công chức "Trung thành - sáng tạo - tận tụy - gương mẫu" nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giỏi về chuyên môn vững vàng về chính trị; luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức; tìm giải pháp hợp lý để cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; phối hợp với chính quyền thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong mọi hoạt động của cơ quan, động viên cán bộ đoàn viên thi đua lao động giỏi góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao; chú trọng công tác phát triển đoàn viên, nâng cao chất lượng đoàn viên, chăm lo xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh về mọi mặt. Tuy nhiên, kết quả hoạt động cũng còn một số hạn chế tồn tại như: phong trào chưa đồng đều ở một số công đoàn các đơn vị trực thuộc; một số cán bộ kiêm nhiệm làm công tác công đoàn vì bận công việc chuyên môn nên tính chủ động chưa cao; sự chỉ đạo của một số uỷ viên BCH Công đoàn Bộ đối với hoạt động của công đoàn được phân công phụ trách chưa thực sự được sát sao; kinh phí của Công đoàn Bộ còn hạn chế nên chưa tổ chức được nhiều hoạt động có tính rộng rãi hơn trong phạm vi toàn ngành. Vậy, giải pháp nào để phát huy vai trò của công đoàn và đưa hoạt động công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày càng phát triển hơn nữa cả về số lượng và chất lượng hoạt; tạo được động lực cho các đoàn viên công đoàn, người lao động thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần cho sự nghiệp phát triển của ngành và đất nước?
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như đã nêu trên, Văn phòng Công đoàn Bộ đề xuất thực hiện Đề tài cấp Bộ năm 2016 “Vai trò của hoạt động công đoàn gắn với việc tạo động lực cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao trong Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư”. Qua đó sẽ đánh giá, nhìn nhận lại và đưa ra các giải pháp cải thiện, nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động công tác trong Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư những năm tới đây.
Mục tiêu cuối cùng của đề tài là đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hoạt động công đoàn gắn với việc tạo động lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao trong Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư những năm tới đây.
Để thực hiện mục tiêu này, Nhóm nghiên cứu đề ra nhiệm vụ như sau:
(1) Làm rõ cơ sở lý luận, yêu cầu và thực tiễn về vai trò của hoạt động công đoàn hiện nay gắn với việc tạo động lực làm việc cho CBCCVC và người lao động.
(2) Đánh giá vai trò của hoạt động công đoàn với việc tạo động lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao trong Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư những năm qua
(3) Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hoạt động công đoàn gắn với việc tạo động lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao trong Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư những năm tới đây.
Việc thực hiện nghiên cứu này với kết quả áp dụng đạt được là:
- Phục vụ việc đánh giá vai trò của hoạt động công đoàn gắn với việc tạo động lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao trong Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Kết quả đề tài sẽ được phổ biến tại Hội nghị công tác của Công đoàn Bộ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để giúp cán bộ lãnh đạo thấy được mối quan hệ giữa vai trò và hoạt động công đoàn với việc tạo động lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.