• Kết quả thực hiện nhiệm vụ

103.01-2013.25

2017-48-897

Vật lý các hệ nano y sinh học và phân tử đa nguyên tử: Cách tiếp cận mô hình hóa và phân tích số

Viện Vật lý

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

TS. Nguyễn Thị Lâm Hoài

TS. Đỗ Thị Nga, TS. Ngô Văn Thanh, ThS. Bùi Thị Lệ Quyên, TS. Đặng Thị Hương

Vật lý nguyên tử, vật lý phân tử và vật lý hóa học

03/2014

03/2017

2017

Hà Nội

50 tr.

Khảo sát hiện tượng chui ngầm phụ thuộc spin của điện tử và lỗ trống trong các cấu trúc dị chất bán dẫn, xem xét một số hiệu ứng mới dọc theo các trục tinh thể khác nhau của cấu trúc và khảo sát ảnh hưởng của các tham số cấu trúc vùng vào các hiệu ứng này, từ đó đề xuất thiết kế các thí nghiệm mới có thể ứng dụng trong công nghệ spin tử. Xây dựng một số khái niệm mới như dòng mô men góc hay dòng mô men quỹ đạo để ứng dụng trong việc nghiên cứu các sen sơ quang học. Đề xuất mô hình bẫy nguyên tử lạnh trung hòa dùng vật liệu nano (cột nano Si hay GaAs; dây nano Si, InP, GaN và ống nano C, Si). Khảo sát tín hiệu sóng siêu âm đo được trong các mẫu xương; Thiết lập các phép phân tích tín hiệu như Fast Fourier Transform (FFT) hay Random Transform (RT) để phân biệt các mode dao động đang lan truyền trong mẫu xương. Phát triển các công cụ tính số để mô phỏng sự truyền của sóng siêu âm trong một số mô hình xương và so sánh với kết quả thực nghiệm. Phát triển mô hình hạt mềm để mô tả cấu trúc vi rút và vi khuẩn. Bằng giải tích và tính số phương trình Poisson-Boltzmann và phương trình Navier-Stokes để khảo sát các đặc tính (phân bố thế tĩnh điện, độ linh động điện chuyển, tương tác) của hạt mềm trong môi trường dung dịch điện phân. Nghiên cứu động lực học về sự vỡ ra từng mảnh của các đám nguyên tử Carbon (Cn) và Hydro Carbon (CnHm) sử dụng mô hình thống kê MMMC (Microcanonical Metropolis Monte Carlo) hay mô hình trường thấm trung bình MFP (Mean Field Percolation)

Vật liệu nano; Y sinh học; Đa nguyên tử

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14087