Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,565,921
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

100/12/2022/ĐK-KQKHCN

Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng ngắn cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đắk Lắk

Trường Đại học Đông Á

UBND Tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. HOA HỮU LÂN

TS. Nguyễn Thị Anh Đào, TS. Hoa Hữu Cường, TS. Bùi Việt Hưng, .ThS. Trịnh Thành Vinh, ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Như (Thư ký).

Khoa học nông nghiệp

01/04/2022

2022

Đà Nẵng

254

Đề tài đã triển khai nghiên cứu và có những đóng góp trong một số nội dung sau:
     - Cơ sở lý luận và thực tiễn: Báo cáo đã hệ thống và phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, vài trò, yếu tố cấu thành tác động về kinh tế - xã hội của chuỗi cung ứng ngắn nông sản, các chỉ tiêu (định lượng, định tính) của chuỗi. Chọn lọc phân tích một số kinh nghiệm trong và ngoài nước tương đối thành công, rút ra một số bài học bổ ích cho tỉnh Đắk Lắk.
      - Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ 03 sản phẩm (bơ, sầu riêng và xoài) của tỉnh Đắk Lắk), giai đoạn 2015 – 2019, trên cơ sở sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp, báo cáo đã khái quát và phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ 03 sản phẩm bơ, sầu tiêng, xoài. Đặc biệt, khảo sát và đánh giá về thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng nông sản truyền thống đối với 03 sản phẩm này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua.
      - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng ngắn nông sản của tỉnh Đắk Lắk. Báo cáo đã phân tích và làm rõ các nhân tố bên trong, bên ngoài, các yếu tố tác động để từ đó nêu được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với tỉnh Đắk Lắk trong quá trình thực hiện thí điểm chuỗi cung ứng ngắn nông sản nói chung và cho ba sản phẩm (bơ, sầu riêng, xoài) nói riêng.
     Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng ngắn cho 03 sản phẩm (bơ, sầu riêng, xoài) của tỉnh Đắk Lắk. Đề tài đã xây dựng 02 mô hình, một là mô hình lất hợp tác xã nông nghiệp là  trung tâm áp dụng cụ thể cho sản phẩm sầu riêng tại huyện Krông Pắk, sản phẩm xoài cho huyện Ea Súp; Hai là, mô hình lấy trang trại lớn hoặc trang trại liền kề làm trung tâm, áp dụng cụ thể cho sản phẩm bơ tại huyện Cư M’gar. Bên cạnh cấu trúc và các mối quan hệ tác động chủ thể trong từng chuỗi mô hình, đề tài cũng đã phân tích lợi thế so sánh của từng sản phẩm để áp dụng một trong hai mô hình nêu trên có hiệu quả.
     Đề xuất giải pháp và triển khai mô hình chuỗi cung ứng ngắn cho 03 sản phẩm bơ, sầu riêng, xoài. Báo cáo đã đề xuất 06 nhóm giải pháp cụ thể liên quan để các cấp, các ngành và các đơn vị thí điểm xây dựng 02 mô hình trên thực hiện. Ngoài 05 nội dung cơ bản, báo cáo tổng hợp cũng đã phân tích, chỉ rõ tác động và lợi ích của đề tài trong quá trình triển khai, ứng dụng của 02 mô hình này.

Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk

ĐL40-2022-012