liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

02/KQNC-SKHCN

Xây dựng mô hình nuôi cá bông lau Pangasius krempfi trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng

Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Cần Thơ

UBND Tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh/ Thành phố

Nguyễn Quang Trung

ThS. Bùi Thị Phương Tâm; ThS. Đặng Văn Trường; ThS. Huỳnh Hữu Ngãi; ThS. Nguyễn Văn Hiệp; TS. Hồ Mỹ Hạnh; CN. Võ Thị Hồng Hạnh; ThS. Lâm Văn Tùng; KS. Lâm Sa Tha; ThS. Lê Trung Tâm

01/01/2018

01/12/2019

2019

Cần Thơ

71

- Các yếu tố môi trường ở các ao nuôi nhìn chung là tương đồng nhau ngoại trừ độ mặn và nằm trong khoảng cho phép đối với sự phát triển bình thường của cá bông lau.

- Tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và FCR của cá tốt nhất ở ao 3, ao 5 và ao 6 (Cù Lao Dung) sau 12 tháng nuôi; thấp nhất ở ao 1, ao 2 và ao 4 (Kế Sách). Tỷ lệ sống, kích cỡ thu hoạch và năng suất cá cao nhất ở ao 3, ao 5 và ao 6 (Cù Lao Dung); thấp nhất ở ao 1, ao 2 và ao 4 (Kế Sách).

- Lợi nhuận từ nuôi cá bông lau cao nhất ở ao 6, ao 3 và ao 5 (Cù Lao Dung) đạt từ 10,2-133,7 triệu đồng.

- Các ao nuôi cá bông lau ở vùng Cù Lao Dung cho kết quả về tăng trưởng, FCR, tỷ lệ sống, năng suất, kích cỡ thu hoạch và lợi nhuận cao hơn nhiều so với các ao nuôi ở Kế Sách.

- Các kỹ thuật viên được đào tạo sẽ là những hạt nhân quan trọng hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bông lau trong ao đất cho người nuôi trong và ngoài vùng dự án nhân rộng mô hình.

- Mô hình tiêu thụ cá bông lau thương phẩm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị được thực hiện dựa trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa 3 thành phần chính gồm cơ sở cung cấp con giống, cơ sở nuôi và cơ sở thu mua từ đó góp phần đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định cho người nuôi thông qua hợp đồng mua bán hướng đến phát triển bền vững nghề nuôi cá bông lau thương phẩm ở tỉnh Sóc Trăng.

cá bông lau, cù lao dung

VN-SKHCNSTG