Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

VII2.1-2012.06

2016-53-763/KQNC

Các khái niệm và thuật ngữ ngôn ngữ học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp

TS. Đỗ Hoàng Ngân, ThS. Hà Thị Tuệ Thành, ThS. Võ Thị Minh Hà, TS. Hoàng Thị Yến, ThS. Lâm Thị Hòa Bình

Nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam

29/2013

12/2015

26/11/2010

2016-53-763/KQNC

10/11/2016

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

1.9. 1. Đóng góp mới về khoa học:

- Lựa chọn các khái niệm ngôn ngữ học cơ bản và quan trọng nhất, phản ánh sự phát triển hiện thời của ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam. Miêu tả nội dung của các khái niệm ngôn ngữ học đã được lựa chọn một cách rõ ràng, với những ví dụ minh họa bằng tiếng Việt và các tiếng nước ngoài mà tác giả biết như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức và một số tiếng ở Đông Nam Á và Việt Nam. Từ đó chỉ dẫn cho bạn đọc nắm được hai kĩ năng quan trọng: nắm vững các đề tài và các vấn đề rộng hơn sau sự nghiên cứu ngôn ngữ; hiểu được các khái niệm và tư tưởng mà các thuật ngữ ngôn ngữ học đã thông báo, bằng cách cung cấp loại thông tin thiết yếu để người đọc hiểu ngôn ngữ học như một bộ môn khoa học. 

- Đề tài miêu tả các khái niệm ngôn ngữ học cơ bản và quan trọng nhất, phản ánh sự phát triển hiện thời của ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam: khái niệm về lý luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ; khái niệm thuộc về các lĩnh vực của ngôn ngữ học ứng dụng: giáo dục ngôn ngữ, dịch thuật, biên soạn từ điển,...; khái niệm thuộc ngôn ngữ học liên ngành: ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học dân tộc người, ngôn ngữ học nhân chủng,... 

- Làm rõ nội dung của các khái niệm ngôn ngữ học dã được lựa chọn một cách rõ ràng, với những ví dụ minh họa bằng tiếng Việt và các tiếng nước ngoài mà tác giả biết như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức và một số tiếng ở Đông Nam Á và Việt Nam. Từ đó chỉ dẫn cho bạn đọc nắm được hai kĩ năng quan trọng: nắm vững các đề tài và các vấn đề rộng hơn sau sự nghiên cứu ngôn ngữ; hiểu được các khái niệm và tư tưởng mà các thuật ngữ ngôn ngữ học đã thông báo, bằng cách cung cấp loại thông tin thiết yếu để người đọc hiểu ngôn ngữ học như một bộ môn khoa học. 

1.9.2. Đóng góp trong việc xây dựng, hoạch định chính sách Các mục từ đều được tác giả giải thích rõ ràng sẽ là nguồn tham khảo cho không chỉ sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành ngôn ngữ mà còn có ý nghĩa đối với các nhà khoa học. Là cẩm nang không thể thiếu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học và những người yêu mến tiếng nói của dân tộc.

 

12606

1.9.3. Đóng góp về hệ quả xã hội 4- Đối với hoạt động quản lý:

+ Tạo sự kết nối giữa các nhà khoa học với các nhà quản lý ở các địa bàn nghiên cứu, khẳng định vị thế và phát huy vai trò của đội ngũ các nhà khoa học trong tam giác: người dân - nhà khoa học - chính quyền trung ương/địa phương.

+ Đối với hoạt động đào tạo:

Không chỉ đào tạo học viên cao học thuộc kết quả trực tiếp của việc thực hiện đề tài mà cái chính là không chỉ chú nhiệm mà tất cả các thành viên thực hiện đề tài đều tích cực đưa những kết quả nghiên cứu vào nội dung hàng ngày trong bài giảng, giáo trình phục vụ hoạt động đào tạo.

+ Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học.

Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của nhà trường nói chung, các cá nhân trực tiếp tham gia nghiên cứu nói riêng. Kết hợp hài hòa giữa các nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn ở địa phương, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho các thành viên nghiên cứu trẻ cũng như góp phần cho hoạt động đào tạo đại học và sau đại học của trường.

 

Khái niệm; Thuật ngữ; Ngôn ngữ học; Tiếng Việt; Tiếng nước ngoài

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không