Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

501.01-2020.300

2023-74-0800/NS-KQNC

Cảm nhận hạnh phúc của trẻ em Việt Nam

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

PGS. TS. Trương Thị Khánh Hà

KS. Đỗ Thị Ngát, CN. Hoàng Thị Ngọc Bích, ThS. Phạm Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Thái Học, ThS. Nguyễn Khương Duy, ThS. Vũ Quang Hà, ThS. Lê Thị Hiền, ThS. Hoàng Lê Tuyên,ThS. Nguyễn Thị Vân, ThS. Nguyễn Thị Liên, CN. Nguyễn Thị Nga

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

11/2020

11/2022

24/02/2023

2023-74-0800/NS-KQNC

11/05/2023

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

‐ Đóng góp mới về khoa học  Đề tài đã mở ra hướng nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của trẻ em Việt Nam. Các kết quả về cảm nhận hạnh phúc của trẻ em Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc là cơ sở dữ liệu để thực hiện các nghiên cứu so sánh với các quốc gia trong và ngoài khu vực, xác định các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em Việt Nam.  Đề tài đã thích ứng thang đo cảm nhận hạnh phúc trẻ em đảm bảo độ tin cậy và dễ dàng ứng dụng.  Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu hữu ích đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường, có ý nghĩa thực tiễn với mỗi cha mẹ, gia đình, trường học, các trung tâm tham vấn tâm lý, trung tâm chăm sóc trẻ em và cộng đồng, xã hội…để tổ chức các hoạt động, các hình thức can thiệp nâng cao cảm nhận hạnh phúc cho trẻ em; xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách dành cho trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung của trẻ em.  Kết quả nghiên cứu của đề tài được từng bước công bố rộng rãi thông qua các bài viết đăng trong các Hội thảo quốc tế, các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Đây là một kênh tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên, phụ huynh, nhà tham vấn, nhà hoạch định chính sách có thể quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu. ‐ Đóng góp trong việc xây dựng, hoạch định chính sách  Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc. Nghiên cứu này sẽ bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu về thời thơ ấu của trẻ em. Bộ dữ liệu phong phú của đề tài có thể giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu được tuổi thơ cũng như cuộc sống của trẻ em, từ đó phát triển bổ sung các lý thuyết về thời thơ ấu hạnh phúc cho trẻ em  Nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng chính sách và đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện một loạt các khía cạnh của cuộc sống trẻ em như trường học, cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ, thời gian giải trí, khu vực nơi sinh sống, sân chơi, tiền túi cho các em và các mối quan hệ xã hội liên quan đến trẻ em như với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, hàng xóm, và những người lớn khác trong cộng đồng. Nhóm nghiên cứu đã báo cáo những phát hiện về cảm nhận hạnh phúc, sự hài lòng trong cuộc sống của trẻ em và xác định các yếu tố nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc của trẻ em. Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý đến những nhóm trẻ có cảm nhận hạnh phúc ở mức độ thấp, từ đó có thể phát triển các chương trình nâng cao cảm nhận hạnh phúc của những nhóm trẻ này. ‐ Đóng góp về hiệu quả kinh tế Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng làm căn cứ cho các cơ quan quản lý và các cơ quan thực thi có chiến lược, giải pháp phù hợp theo tình hình, diễn biến sự việc, điều kiện inh tế để nâng cao cảm nhận hạnh phúc cho trẻ em. - Đóng góp về quả xã hội  Đối với hoạt động quản lý: Kết quả nghiên cứu của đề tài trở thành tài liệu hữu ích đối với các gia đình, nhà trường, cộng đồng và cơ quan quản lý để xây dựng, hoạch định và thực thi biện pháp nâng cao cảm nhận hạnh phúc cho trẻ em.  Đối với hoạt động đào tạo: Ngoài các sản phẩm là báo cáo tổng hợp, bài báo đăng tải trên các tạp chí trong nước và quốc tế, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo nghiên cứu chuyên sâu cho sinh viên đại học, HVCH, NCS theo học tại các trường đại học và các viện, học viện có chức năng đào tạo khác. Đề tài đã thích ứng thang đo cảm nhận hạnh phúc trẻ em đảm bảo độ tin cậy và dễ dàng ứng dụng đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh.  Ngoài những nhà khoa học có kinh nghiệm tham gia trực tiếp vào quá trình triển khai thực hiện, định hướng vấn đề nghiên cứu cho nhóm học viên, sinh viên này, mặt khác giúp họ thực hiện các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của mình tại Khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các chương Đại học có đào tạo ngành Tâm lý học khác  Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học. Các sản phẩm công bố và kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cập nhật tài liệu tham khảo cho các môn học như Tâm lý học phát triển, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học giáo dục…trong các viện nghiên cứu và trường đại học có đào tạo các ngành và lĩnh vực liên quan. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng của các ngành đào tạo liên quan (Tâm lý học, Xã hội học...) tại Trường Đại học KHXH&NV và các đơn vị phối hợp. Bên cạnh đó, qua quá trình học hỏi và khảo sát, các thành viên tham gia đề tài có cơ hội thu thập và phân tích số liệu, tài liệu về vấn đề này, học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu. Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu đề tài cũng là một khía cạnh tích cực của đào tạo nhân lực, không chỉ là truyền bá tri thức mà còn nâng cao năng lực nghiên cứu cho họ.
22430
Ứng dụng tại: Các trường học từ mẫu giáo đến THCS, các trung tâm tham vấn tâm lý, thầy cô giáo, các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi, các trung tâm giáo dục trẻ em. Các trường đại học có giảng dạy ngành Tâm lý học, Tâm lý giáo dục, công tác xã hội; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng. Các đơn vị liên quan đến xây dựng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trẻ em; Cảm nhận; Hạnh phúc

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không