
- Đổi mới mô hình quản trị đại học luật đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ đại học
- Đổi mới điều hành chính sách lãi suất nhằm nâng cao hiệu lực của chính sách tiền tệ
- Nghiên cứu ứng dụng và tối ưu hóa thủ pháp bơm mẫu kết hợp làm giàu mẫu theo nguyên lý tập trung phân đoạn nhằm tăng cường độ nhạy cho phép xác định trực tiếp tiểu phần As(III) vô cơ trong nước ngầm bằng phương pháp điện di mao quản
- Lý thuyết đồng luân và ứng dụng
- Nghiên cứu mô hình sinh thái khép kín nhằm nâng cao chuỗi giá trị cho ngành chế biến thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- Hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ chiết siêu tới hạn để chiết xuất một số hoạt chất sinh học từ một số dược liệu Việt Nam tạo nguyên liệu làm thuốc
- Nghiên cứu quy trình phân lập các hoạt chất có tác dụng diệt tế bào ung thư kháng viêm và kháng khuẩn từ một số loài thuộc lớp Sao biển (Asteroidea) Hải sâm (Holothuroidea) Cầu gai (Echinoidea) thuộc ngành Da gai (Echinodermata) ở Biển Việt Nam
- Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm liposome doxorubicin và amphotericin B
- Nghiên cứu dự báo nguy cơ tai biến trượt lở mái dốc dọc các tuyến giao thông trọng điểm miền núi tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp ứng phó
- Làm thế nào để giúp di cư nội địa bền vững? Nghiên cứu thực nghiệm từ lý thuyết khởi nghiệp



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
02
Cơ chế, chính sách gắn kết hoạt động của các phòng thí nghiệm với các cơ sở sản xuất
Đại học Đà Nẵng
UBND TP. Đà Nẵng
Tỉnh/ Thành phố
GS. TS. Trần Văn Nam
PGS. TS. Võ Trung Hùng; PGS. TS. Nguyễn Lê Hùng; TS. Trương Lê Bích Trâm
12/2015
12/2017
09/04/2018
02
10/10/2018
Đề tài đã thực hiện được các nội dung nghiên cứu như sau:
- Phân tích thực trạng về năng lực con người, cơ sở vật chất của các phòng thí nghiệm thuộc các cơ sở sản xuất kinh doanh và thuộc các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cũng như phân tích, đánh giá về hoạt động và nhu cầu sử dụng phòng thí nghiệm của các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh trên địa bàn thành phố.
- Nghiên cứu các lợi điểm, thách thức và đánh giá các yếu tố tác động đến liên kết giữa các phòng thí nghiệm với các cơ sở sản xuất; nghiên cứu các mô hình liên kết giữa các phòng thí nghiệm với các cơ sở sản xuất.
- Đánh giá về cơ chế sử dụng các nguồn lực KHCN trên thế giới hiện nay, tại Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu các giải pháp thu hút đầu tư, xây dựng, phát triển các phòng thí nghiệm và tăng cường sự hợp tác giữa các cán bộ tại cơ sở nghiên cứu và cán bộ thuộc cơ sở sản xuất.
- Đề xuất cơ chế, chính sách gắn kết, phối hợp giữa các phòng thí nghiệm trên địa bàn thành phố với nhau và giữa các phòng thí nghiệm với các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố; liên kết giữa các phòng thí nghiệm liên vùng, liên khu vực; liên kết giữa các phòng thí nghiệm của thành phố với các phòng thí nghiệm của nước ngoài.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu năng lực phòng thí nghiệm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phục vụ cho việc liên kết tích hợp các hệ thống website tra cứu được năng lực của các phòng thí nghiệm, từ đó xác định được các nhu cầu về khai thác phòng thí nghiệm, giúp tăng cường sự hợp tác lẫn nhau giữa các phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất dưới nhiều hinh thức khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu đề tài là bước đi đầu tiên thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước khuyến khích liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức KH&CN với ngành công nghiệp, tạo điều kiện đưa nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ cho phát triển của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Gắn kết hoạt động của các phòng thí nghiệm với hoạt động của các khu công nghiệp và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đem lại hiệu quả trong tương lai sẽ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng một cách bền vững. Hoạt động nghiên cứu và phát triển KH&CN liên kết giữa các tổ chức KH&CN với ngành công nghiệp nói chung đem lại hiệu quả thiết thực sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trò KH&CN, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào hoạt động sản xuất là vấn đề sống còn cho cấp lãnh đạo doanh nghiệp.
Cơ chế; Chính sách; Kinh nghiệm; Liên minh; Liên kết kinh tế; Liên kết; Phòng thí nghiệm; Cơ sở dữ liệu
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không.
Không.