
- Nghiên cứu kiến thức thực hành phòng tránh đuối nước ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi năm 2019
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và dữ liệu vệ tinh xây dựng hệ thống thông tin thời tiết và cảnh báo thiên tai trên địa bàn các huyện phía Tây tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu hướng dẫn chi tiết đo bóc khối lượng công trình giao thông công trình cấp nước và thoát nước
- Nghiên cứu đột biến gene major histocompatibility complex class I chain-related (MIC) ở bệnh nhân ung thư gan nhiễm virus viêm gan B (HBV)
- Phân lập hệ gen mã hóa enzyme thủy phân lignocelluloses từ khu hệ vi sinh ruột mối Việt Nam bằng kỹ thuật Metagenomics
- Nghiên cứu biến động nguồn nước thượng lưu điều kiện khí hậu cực đoan ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất
- Nghiên cứu chế tạo màng mỏng polylactide bền nhiệt theo phương pháp layer-by-layer ứng dụng trong quang học
- Rà soát nghiên cứu xây dựng các quy trình hiệu chuẩn chuẩn đo lường và phương tiện đo đảm bảo sự hài hòa quốc tế phục vụ tham gia thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) toàn cầu về đo lường trong thương mại
- Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và vấn đề tham gia của Việt Nam
- Xây dựng mô hình quản lý chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng bằng Sổ sức khỏe điện tử



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
106-YS.06-2013.23
2018-48-983/KQNC
Cơ chế điều hòa trao đổi lipid của các hợp chất từ thực vật biển Việt Nam trong phòng và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
TS. Hoàng Thị Minh Hiền
PGS. TS. Đặng Diễm Hồng; TS. Ngô Thị Hoài Thu; TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng; ThS. Lê Thị Thơm; ThS. Nguyễn Cẩm Hà; ThS. Hoàng Thị Hương Quỳnh
Công nghệ sinh học
03/2014
03/2018
01/06/2020
2018-48-983/KQNC
04/09/2018
378
- Đề tài đã xây dựng được phương pháp để sàng lọc nhanh các chất có khả năng kích hoạt thụ thể PPARα là sử dụng tế bào CHO-K1 được gây truyền nhiễm với hệ vector pGL3-3xPPRE, β-galactosidase-PSV và pSG5-PPARα trong vòng 24h; phương pháp để sàng lọc nhanh các chất có khả năng kích hoạt thụ thể PPARγ là sử dụng tế bào CHO-K1 được gây truyền nhiễm với hệ vector pGL3-3xPPRE, β-galactosidase-PSV và pBABE-Zeo-PPAR gamma2 trong vòng 24h; và phương pháp để sàng lọc nhanh các chất có khả năng kích hoạt thụ thể PPAR PPARδ/β là sử dụng tế bào CHO-K1 được gây truyền nhiễm với hệ pGL3-3xPPRE, β-galactosidase-PSV và pAdTrack-CMV-PPARδ/β trong vòng 24h.
- Đã sàng lọc được 7 trên tổng số 24 loài có khả năng kích hoạt thụ thể PPARs là Gracilaria saliconia, Sargassum swartzii, Colpomenia sinuosa, Codium fragile, Grateloupia elliptaca, Porphyra crispate và Schizochytrium mangrovei. Trong đó, 2 loài S. swartzii và S. mangrovei sẽ được chọn để tách các chất có hoạt tính và nghiên cứu sâu hơn về cơ chế.
- Kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý của dịch chiết từ Sargassum swartzii cho thấy dịch chiết từ loài này có tác dụng giảm hàm lượng TG và cholesterol nội bào và tăng khả năng hấp thụ axit béo trong tế bào HepG2. Tác dụng giảm nồng độ TG và cholesterol nội bào của dịch chiết EtOH từ S. swartzii là do chúng có khả năng tăng cường điều hòa biểu hiện gen PPARα và các gen tham gia vào quá trình trao đổi lipit.
+ Đã xác định được squalene – tách từ Schizochytrium mangrovei có tác dụng giảm hàm lượng lipid nội bào và tăng quá trình vận chuyển cholesterol (cholesterol efflux) trong các dòng tế HepG2 và RAW 246.7; trên mô hình chuột thực nghiệm, chuột được uống squalene tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, mỡ tổng số và hàm lượng lipit máu.
+ Đã nghiên cứu được cơ chế phân tử tác dụng giảm lipit của squalene theo hướng kích hoạt thụ thể PPARα cho thấy, squalene kích hoạt mức độ biểu hiện gen mã hóa cho PPARα và các gen đích của PPARα.
Với sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu như hiện nay thì kết quả của đề tài có ý nghĩa khoa học và sẽ giúp chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng trong nước với chất lượng tốt có giá thành được thị trường chấp nhận phục vụ cho sức khỏe cộng đồng.
Công nghệ thông tin; CNTT;
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học y, dược,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 3
Không
01 tiến sỹ