liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Tư pháp quốc tế

Viện Khoa học pháp lý

Bộ Tư pháp

Bộ

Nguyễn Khánh Ngọc

Các vấn để pháp luật khác

Đề tài đã rút ra kết luận Luật Tư pháp quốc tế (Luật TPQT) cần được khẩn trương xây dựng trong thời gian tới (giai đoạn 2016-2020) để đảm bảo yêu cầu hội nhập cũng như thực thi các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, giải quyết toàn diện những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn hiện nay, phù hợp với mức độ phát triển của ngành luật TPQT. Kết quả nổi bật của đề tài so với các nghiên cứu trước đó thể hiện ở nội dung đánh giá toàn diện về TPQT hiện hành và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, xác định những khoảng trống, những điểm chồng chéo bất cập trong hệ thống pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, đề tài đã chọn lọc, giới thiệu những kinh nghiệm quốc tế nổi bật từ các hệ thống pháp luật thành văn và bất thành văn trong lĩnh vực TPQT. Mặc dù đến nay, đề xuất xây dựng Luật TPQT chưa được xem xét để đưa vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội nhưng thông tin đa dạng, phong phú và cập nhật từ đề tài đã trực tiếp phục vụ sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan trong Bộ luật Dân sự (Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài) và Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi (Phần thứ bảy: Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài và Phần Thứ tám: Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài) được Quốc hội thông qua năm 2015.

Tư pháp quốc tế; Luật Tư pháp quốc tế

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không