liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

000.00.16.G06-230303-0007

2023-58-0349/NS-KQNC

Công ước La Hay về quyền tài phán luật áp dụng công nhận thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em năm 1996: nội dung và khả năng gia nhập

Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý

Bộ Tư pháp

Bộ

Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2017-2021 “Những vấn đề pháp lý mới phát sinh trong tư pháp quốc tế và trong khuôn khổ hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế”

TS. Nguyễn Minh Khuê

ThS. Lê Xuân Tùng, TS. Nguyễn Hữu Huyên, ThS. Phạm Hồ Hương, ThS. Hà Đình Bốn, ThS. Cao Xuân Phong, TS. Ngô Thị Ngọc Vân, TS. Phạm Thị Thanh Nga, ThS. Phạm Liến, ThS. Đào Bá Minh, ThS. Ngô Thanh Xuyên, ThS. Nguyễn Thị Hằng Như, CN. Bùi Phương Anh, CN. Nguyễn Hữu Thắng, CN. Trần Thị Minh Hà, ThS. Hoàng Thị Ngọc Bích

Luật học

01/05/2020

01/05/2021

08/10/2021

2023-58-0349/NS-KQNC

14/03/2023

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Thứ nhất, Đề tài làm rõ nội dung của Công ước La Hay 1996, tập trung cụ thể vào 4 khía cạnh: quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận và thi hành, hợp tác và các yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia thành viên trên cơ sở đó xác định những thách thức Việt Nam sẽ phải đối mặt nếu gia nhập Công ước La Hay 1996.

Thứ hai, Đề tài đưa ra những kinh nghiệm cụ thể của các quốc gia thành viên trong việc gia nhập Công ước La Hay 1996 để rút ra các bài học cần thiết cho Việt Nam. 

Thứ ba, đánh giá sự tương thích và xung đột pháp luật của Việt Nam (pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức) so với Công ước La Hay 1996 và so với pháp luật của một số quốc gia thành viên.

Thứ tư, Đề tài đã đưa ra khuyến nghị cụ thể về khả năng Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1996 và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật, xây dựng thiết chế và các điều kiện cần thiết khác nếu gia nhập.

21999

- Các kết quả nghiên cứu của Đề tài là tài liệu tham khảo quý báu phục vụ việc triển khai Quyết định 1440/QĐ-TTg, trong đó có nhiệm vụ giao Bộ Tư pháp nghiên cứu việc gia nhập các Công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (Hội nghị La Hay). Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và đề xuất gia nhập Công ước của Hội nghị La Hay còn thể hiện sự tích cực của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của Hội nghị này, góp phần nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế nói chung và trong diễn đàn Hội nghị La Hay nói riêng.

- Tạo cơ sở cho việc đề xuất gia nhập Công ước La Hay góp phần đảm bảo quyền, lợi ích của trẻ và cha mẹ trẻ thực hiện các trách nhiệm cũng như thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em tại Việt Nam và các quốc gia thành viên Công ước.

- Góp phần nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân và mọi công dân về hành vi mang đi hoặc giữ lại trẻ một cách bất hợp pháp, về vai trò, vị trí, tác động của Công ước đối với hợp tác quốc tế của các quốc gia trong việc đảm bảo quyền lợi của trẻ em.

-  Thực hiện chủ trương về hội nhập quốc tế thông qua việc nghiên cứu, đề xuất việc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực pháp luật.

- Cập nhật kiến thức  cho cán bộ, công chức của các bộ, ngành liên quan về Công ước; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quá trình gia nhập, thực thi Công ước; phân tích, đánh giá tác động của việc gia nhập Công ước đối với đời sống xã hội. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức liên quan và người dân về các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về bảo vệ trẻ em.

- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, bộ ngành liên quan và các cơ quan lập pháp tham khảo khi xây dựng pháp luật trong lĩnh vực này.

Công ước La Hay; Quyền tài phán; Bảo vệ trẻ em; Gia nhập; Trách nhiệm cha mẹ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không