- Khai thác và phát triển nguồn gen Lan Kim Tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall) Lindl) và Bạch Tật Lê (Tribulus terrestris L) làm nguyên liệu sản xuất thuốc
- Nghiên cứu quy trình công nghệ điều chế tecbi kim loại từ dung dịch TbCl3 của quá trình chiết phân chia đất hiếm
- Đánh giá mô hình và hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho dịch vụ công thiết yếu trong thời gian qua và đề xuất mô hình giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho dịch vụ công thiết yếu đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035
- Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xã hội bền vững thích nghi với các hiện tượng thiên tai cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ Thử nghiệm cho tỉnh Ninh Thuận
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo mực in nhũ tương nước trong dầu dùng cho các loại máy in kỹ thuật số
- Xúc tác nano-Me/CeO2/C (Me= Au Pd AuPd): tổng hợp đặc trưng và hoạt tính xúc tác oxy hoá VOCs trong điều kiện nhiệt độ thấp độ ẩm cao
- Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nghiên cứu sản xuất thử nghiệm phân bón chuyên dùng cho nhãn chín muộn huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên
- Nghiên cứu công nghệ tạo chủng giống gốc để sản xuất vắcxin phòng bệnh ung thư cổ tử cung do HPV
- Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây Đinh lăng dược liệu dưới tán cây che bóng có diện tích tập trung từ 01-03ha
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của Hợp tác xã để thực hiện hiệu quả Luật HTX năm 2012
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
106-NN.04-2013.60
2019-24-0212/KQNC
Đa dạng di truyền phân tử của nấm men Moniliella tại Việt Nam
Viện Công nghiệp thực phẩm
Bộ Công Thương
Quốc gia
PGS. TS. Vũ Nguyên Thành
ThS. Đinh Thị Mỹ Hằng; ThS. Nguyễn Thanh Thủy; ThS. Đinh Thị Hoài Thu; CN. Đinh Đức Hiền; CN. Đặng Thị Kim Anh; KS. Đỗ Thị Yến
Di truyền học
01/03/2014
01/03/2017
28/12/2017
2019-24-0212/KQNC
12/03/2019
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Phân lập và tuyển chọn chủng nấm men đen Moniliella có nguồn gốc từ các nguồn giàu đường (hoa, mật, tổ ong, sản phẩm lên men, thực phẩm,...) nguồn giàu lipid (sáp ong, hạt, dâu ăn, mỡ, dụng cụ chế biến...) từ các địa điểm ở miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.
Do số lượng tế bào Moniliella trong các mẫu phẩm thường nhỏ, việc phân lập Moniliella sẽ chủ yếu dựa trên việc sử dụng các môi trường làm giàu chọn lọc có áp suất thẩm thấu cao hoặc chứa lipid là nguồn cacbon duy nhất. Phần lớn các mẫu hoa có thể được định danh thông qua đặc điểm hình thái bởi thành viên nhóm đề tài hoặc với sự trợ giúp của chuyên gia phân loại thực vật. Trong trường hợp đặc biệt, gen mã hóa ribulose- bisphosphate carboxylase (rbcL) của mẫu phẩm có thể được giải trình tự phục vụ phân loại. Đây là một trong những gen barcoding cho phân loại thực vật. Tương tự như vậy, với các mẫu côn trùng, gen cytochrome c oxidase subunit 1 mitochondrial region (COI) có thể được sử dụng. Các gen này đã được phòng thí nghiệm chúng tôi sử dụng hiệu quả trong phân loại các mẫu phẩm động/thực vật.
Các test sinh lý, sinh hóa sẽ được thực hiện dựa trên phương pháp tiêu chuẩn miêu tả bởi Yarrow (The yeasts, a taxonomic study, 4th edn, Elsevier). Phân tích hóa học (CoQ, G+C, xylose) sẽ được thực hiện bằng HPLC. Quan sát hình thái sẽ được thực hiện bằng kính hiển vi Eclipse E-600 (Nikon) với hệ DIC.
Các gen phục vụ khảo sát di truyền Moniliella đều là những gen đã được sử dụng trong phân loại và trình tự môi đã được công bố. PCR và T-A cloning sẽ được thực hiện theo kỳ thuật thường quy. Việc giải trình tự DNA sẽ được thực hiện trên thiết bị AB35OO mà phòng thí nghiệm hiện có. Các trình tự DNA sẽ được lắp ghép sử dụng phần mềm ContigExpress trong bộ phần mềm Vector NTI của Invitrogen. Các trình tự sẽ được so sánh với cơ sở dữ liệu GenBank bằng giao diện tìm kiếm BLAST đặt tại NCBI. Alignment và phân tích phả hệ sẽ được thực hiện bằng bộ phần mềm MEGA7.
Đề tài đã mô tả bức tranh tông thê vê các loài, nhóm di truyền của Moniliella (đã biết và chưa biết) có mặt tại Việt Nam cũng như nơi cư trú của chúng. Điều này củng cố hệ thống phân loại của Moniliella hiện nay. Chủng giống thu thập được và hiểu biết về đặc tính di truyền, phân bố sẽ giúp ích trong quản lý, khai thác tài nguyên, đặc biệt trong tìm kiếm, sàng lọc cho các ứng dụng công nghệ khác nhau.
- Nhóm thực hiện đề tài đã công bố 05 loài mới: Moniliella floricola sp. nov., Moniliella
sojac sp. nov., Moniliella pyrgileucina sp. nov., Moniliella casei sp. nov., Moniliella macrospora emend, comb. nov. trên 02 bài báo của tạp chí International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology (ISSN: 1466-5026).
- Các chủng Moniliella được phân lập tại Việt Nam bước đầu đã được nghiên cứu khả năng chuyển hóa sinh Erythritol, kết quả cho thấy một số chủng có hiệu suất cao trong chuyển hóa, mang lại tiềm năng lớn trong sản xuất công nghiệp. Kết quả đã được công bố toàn văn tại hội nghị quốc tế "Food, Technologies & Health", Plovdiv, Bulgaria.
- Chủng giống được 01 đề tài cấp nhà nước do một nhóm nghiên cứu khác ứng dụng trong phát triển công nghệ sản xuất erythritol (đã nghiệm thu). Các nghiên cứu của nhóm đề tài đã mở ra một số hướng nghiên cứu và hợp tác mới với các đối tác từ Mỹ, Nam Phi, cụ thể trong lĩnh vực genomics của Moniliella.
Đa dạng di truyền; Di truyền phân tử; Nấm men; Moniliella; Phân loại; Đa gen; Cá thể
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học tự nhiên,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không