liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

V11.1-2010.13

2014-53-461/KQNC

Đặc điểm tâm lý xã hội của nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

PGS.TS. Nguyễn Hữu Thụ

Tâm lý học khác

2014

2014-53-461/KQNC

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

1.9.1. Đóng góp mới về khoa học:

Đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện các mặt biểu hiện và mức độ nhu cầu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Diễn biến thái độ của nông dân đối với chính sách thu hồi đất của nhà nước để xây dựng các công trình công cộng, và mối quan hệ mật thiết giữa các hiện tượng tâm lý xã hội này của nông dân trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn.

Đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào nông dân, xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh; làm tốt vai trò đại diện; động viên, cổ vũ-nông dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ, tích cực tham gia phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

1.9.2. Đóng góp trong việc xây dựng, hoạch định chính sách:

Nhu cầu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp của nông dân là mong muốn, đòi hỏi của họ sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh đạt được lợi nhuận cao. Nhu cầu này được thể hiện qua nhận thức, niềm tin, hành động và đối tượng hướng tới của nông dân và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Nghiên cứu nhu cầu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý, chính quyền địa phương đưa ra được các chính sách phù hợp thúc đẩy nhu cầu của nông dân

 

10561

1.9.3. Đóng góp về hệ quả xã hội 4- Đối với hoạt động quản lý:

Tạo sự kết nối giữa các nhà khoa học với các nhà quản lý ở các địa bàn nghiên cứu, khẳng định vị thế và phát huy vai trò của nông dân trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn.

+ Đối với hoạt động đào tạo:

Không chỉ đào tạo học viên cao học thuộc kết quả trực tiếp của việc thực hiện đề tài mà cái chính là không chỉ chủ nhiệm mà tất cả các thành viên thực hiện đề tài đều tích cực đưa những kết quả nghiên cứu vào nội dung hàng ngày trong bài giảng, giáo trình phục vụ hoạt động đào tạo.

+ Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học.

Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của nhà trường nói chung, các cá nhân trực tiếp tham gia nghiên cứu nói riêng. Kết hợp hài hòa giữa các nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn ở địa phương, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho các thành viên nghiên cứu trẻ cũng như góp phần cho hoạt động đào tạo đại học và sau đại học của trường.

 

Đặc điểm; Tâm lý; Xã hội; Nông dân; Thời kỳ đổi mới; Hội nhập quốc tế; Việt Nam

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 5

Số lượng công bố quốc tế: 1

Không

03 ThS, NCS