Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TNB.ĐT/14-19/C16

2021-64- 1821/KQNC

Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn trồng trọt một số loài cây thuốc ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ

Viện Dược Liệu

Bộ Y tế

Quốc gia

TS. Trần Minh Ngọc

TS. Trần Thị Liên; PGS. TSKH. Nguyễn Minh Khởi; CN. Trần Thu Thủy; TS. Hoàng Đức Mạnh; CN. Ngô Thị Minh Huyền; CN. Cao Ngọc Giang; ThS. Lê Đức Thanh; TS .Lý Ngọc Sâm; ThS. Nguyễn Xuân Trường

Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc

10/2017

10/2020

21/06/2021

2021-64- 1821/KQNC

15/12/2021

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Chuyển giao các Quy trình thực hiện dự án Nông thôn miền núi tại một số tỉnh Tây Nam Bộ
20082
♦♦ Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan Việc triển khai các nội dung thuộc lĩnh vực sinh học, nông học, dược học sẽ góp phần đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ. Đồng thời tăng cường sự hợp tác và phối họp giữa các cán bộ nghiên cứu nhằm giải quyết một vấn đề chung. Việc phát hiện loài mới, bổ sung vào danh lục thực vật Việt Nam sẽ là những đóng góp mới về mặt khoa học. Mô trồng thành công sẽ là đóng góp tích cực cho công tác phát triển xây dựng vùng nguyên liệu dược đồng thời góp phần tạo ra công việc, nghề mới cho người dân vùng đệm của các vườn Quốc gia, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân và nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý tại địa phương. Việc xây dựng được Quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến một số cây dược liệu tiềm năng sẽ là đóng góp mới về mặt khoa học ở trong nước và trên Thế giới và là tiền đề để mở rộng diện tích trồng. ❖ Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả Việc xây dựng được danh mục các loài dược liệu tại các tỉnh sẽ là những dẫn liệu, tư liệu khoa học bổ sung vào các kết quả nghiên cứu chưa đầy đủ trước đây. Việc xây dựng đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác, bảo tồn và phát triển dược liệu ở các sẽ là những dẫn liệu quan trọng phục vụ định hướng nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực dược liệu. Kết quả được đưa vào kỷ yếu công trình của Viện Dược liệu và có thể sử dụng các kết quả của đề tài làm bài giảng về dược liệu, áp dụng để xây dựng các mô hình cho những cây dược liệu mới trong tương lai. Nhiệm vụ được thực hiện, hành công sẽ tạo ra vùng trồng dược liệu tập trung và có sự liên kết giữa 4 Nhà (Nhà Nước, Nhà khoa học, Nhà Doanh nghiệp và nhà nông) chặt chẽ nhất. ❖ Đối với kinh tế - xã hội và môi trường - về kinh tế: các cây rau đắng biển, thiên niên kiện và bá bệnh là những cây thuốc có giá trị về mặt dược học, có giá trị kinh tế cao nêp khi trồng rộng rãi sẽ tạo thêm thu nhập cho người nông dân. Góp phần cải thiện đời sống cho người dân vùng đệm của các vườn quốc gia. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh dược và dược liệu về chủ động nguồn nguyên liệu trong nước và tăng lợi nhuận. -về xã hội: Tạo thêm công ăn việc làm cho người nông dân. Tạo cho người dân trồng dược liệu sự ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế đồng thời nâng cao kiến thức cho người dân về trồng trọt cây thuốc và có ý thức trong việc bảo tồn cây thuốc quý. -Môi trường: + Việc nghiên cứu triển khai đề tài không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người, cụ thể là: Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường, áp dụng phương pháp canh tác theo tiêu chí GAP nên lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng rất hạn chế, sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, phân bón đi theo hướng bổ sung chủ yếu là phân hữu cơ, lượng phân bón được các nhà Khoa học nghiên cứu về phân bón nghiên cứu và tính toán lượng sử dụng với lượng tối ưu cho cây trồng để tạo ra năng suất và chất lượng, không ảnh hưởng đến môi trường. + Trồng dược liệu dưới tán rừng ngoài việc đem lại nguồn lợi về kinh tế, còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ rừng, làm giảm xói mòn đất. + Góp phần vào công tác bảo tồn các loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung.

Cây thuốc; Tài nguyên; Bảo tồn; Sinh trưởng; Khai thác

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

không

không