
- Tổng hợp và nghiên cứu hoạt tính kháng u in vitro và in vivo của các chalcone và aurone
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và đề xuất giải pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu phi (ASF) tại Việt Nam
- Tổng kết 30 năm đổi mới và phát triển vùng Tây Nam bộ trên quan điểm phát triển bền vững
- Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị dân ca xứ Thanh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa
- Nghiên cứu sức kháng cắt dư của đất ở mái dốc nhạy cảm với trượt và ảnh hưởng của tốc độ cắt
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học và triển khai ứng dụng trong xử lý và quản lý ô nhiễm cho một tiểu vùng nuôi cá tra ở cù lao sông Tiền
- Nghiên cứu giải pháp phát triển rong câu ở các tỉnh phía Bắc
- Chính sách hướng nam mới của Đài Loan và tác động của nó đối với quan hệ Đài Loan - Đông Nam Á
- Quyền tự do liên kết và thiết chế đại diện trong quan hệ lao động ở Việt Nam trong điều kiện thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
- Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
01
09/QĐ-SYT
Đánh giá thực trạng cung cấp và nhu cầu sử dụng dịch vụ cấp cứu y tế vùng biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng
UBND TP. Đà Nẵng
Cơ sở
ThS. BSCK2. Ngô Thị Kim Yến
ThS. BSCK2. Trần Thanh Thủy (Phó chủ nhiệm đề tài); ThS. YTCC. Trần Thị Hoài Vi (Thư ký đề tài); BSCK1. Nguyễn Tiên Hồng; BSCK1. Phạm Thanh Nhàn; BSCK1. Nguyễn Minh Sơn; BSCK1. Võ Thu Tùng; Ths. Nguyễn Thị Quảng Trị; BSCK1. Trần Công Thông; BSCK1. Phạm Thị Ánh Hồng
2018
2018
09/01/2019
09/QĐ-SYT
09/01/2019
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu, ngành y tế đã thực hiện một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ sơ cấp cứu và vận chuyển cấp cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với các nội dung chủ yếu như sau (đặc biệt đẩy mạnh nâng cao năng lực về sơ cấp cứu ban đầu cho tuyến y tế cơ sở):
- Tiếp tục đảm bảo duy trì tỷ lệ 100% phường ven biển đạt Bộ tiêu chí quốc gia y tế xã, hoạt động phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế ban đầu cho từng địa phương.
- Các Trung tâm Y tế quận/huyện tuyến hằng năm đều thực hiện tiến hành đánh giá thực trạng nhu cầu sử dụng thuốc dựa trên mô hình bệnh tật cấp cứu của cộng đồng ở tất cả các phường quản lý, để đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân địa phương.
- Cơ sở vật chất của cơ sở y tế tuyến huyện, xã được nâng cấp, sửa chữa kịp thời bảo đảm cho việc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ cũng như tạo niềm tin cho người dân vào cơ sở y tế. Trong năm 2019 đến nay đã có nhiều Trạm Y tế đã được sửa chữa, nâng cấp và xây mới. Phối hợp với Ban quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng và Phát triển đô thị thành phố thực hiện các thủ tục chuẩn bị để dự kiến khởi công Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ và Trung tâm Y tế quận Sơn Trà; Trung tâm Y tế quận Hải Châu giai đoạn 2… Nhằm không ngừng hoàn thiện mạng lưới cấp cứu, vận chuyển cấp cứu trên địa bàn thành phố.
- Từ năm 2020 đến nay, ngành y tế cũng đã có những bước đầu quan tâm và có kế hoạch tăng cường số lượng xe cứu thương trên địa bàn thành phố nhằm đáp ứng hơn nữa công tác cấp cứu của người dân trên địa bàn thành phố, với số lượng xe cứu thương được bổ sung thêm là 08 chiếc.
Nghiên cứu cho thấy thực trạng thực hiện dịch vụ cấp cứu trước viện và vận chuyển cấp cứu trên địa bàn dân cư vùng biển ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gồm các yếu tố từ phía người dân (người ra quyết định lựa chọn dịch vụ) và từ phía của đơn vị cung cấp dịch vụ (gồm các cơ sở y tế được phân theo tuyến từ tuyến bệnh viện là nơi tiếp nhận cấp cứu, các trung tâm vận chuyển cấp cứu và tuyến y tế cơ sở nơi thực hiện các dịch vụ sơ cấp cứu ban đầu).
Các giải pháp đề xuất đã được triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động sơ cấp cứu và vận chuyển cấp cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, đã góp phần làm tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ hỗ trợ cấp cứu của người dân tại địa phương và góp phần làm giảm quá tải không đáng có cho bộ phận cấp cứu tại các bệnh viện tuyến trên.
Kết quả nghiên cứu cũng đã góp phần giúp ngành y tế địa phương tiếp tục củng cố và hoàn thiện hơn nữa mạng lưới cấp cứu, vận chuyển cấp cứu trên địa bàn thành phố. Từ đó, giảm thiểu các tình trạng bệnh nặng hơn do cấp cứu chậm trễ…
Đề tài đã góp phần tăng cường nhận thức của người dân trong tiếp cận các dịch vụ cấp cứu trên địa bàn cũng như góp phần để ngành y tế có bằng chứng khoa học để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác cấp cứu người dân tại vùng ven biển nói riêng và người dân trên địa bàn thành phố nói chung.
Thành phố Đà Nẵng có phần lớn các quận là quận ven biển, do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh và cấp cứu biển đảo của người dân ngày càng cao. Việc tăng cường năng lực cho mạng lưới khám, chữa bệnh cấp cứu biển đảo là rất cần thiết, nhằm mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân. Việc triển khai thực hiện đề tài đã góp phần tìm hiểu nhu cầu và từ đó ngành y tế có cơ sở thực hiện các biện pháp để đáp ứng nhu cầu của người dân và đảm bảo nguồn lực đầu tư không bị lãng phí.
Kinh tế dịch vụ; Dịch vụ; Dịch vụ cấp cứu; Dịch vụ y tế; Vận chuyển cấp cứu; Phương tiện cấp cứu; Thiết bị y tế; Thiết bị cấp cứu; Cấp cứu; Y tế; Y học biển; Ven biển; Vùng bờ biển; Vùng biển
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học y, dược,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không.
Không.