liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Mã số: NVQG-2017.06

Đề tài Nghiên cứu bảo tồn khai thác và phát triển nguồn gen Lan hài vân bắc (Paphiopedilum callosum (Rchbf) Pfitzer) Lan hài lông (Paphiopedilum hirsutissimum (Lindlex Hook) Stein) và Lan thủy tiên hường (Dendrobium amabile O’Brien) cho vùng Bắc Trung bộ

Ban quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

ThS. Phạm Anh Tám

Công nghệ gen; nhân dòng vật nuôi;

15/11/2021

a) Khả năng ứng dụng, chuyển giao kết quả vào sản xuất kinh doanh - Cung ứng giống: Khả năng sản xuất giống bằng công nghệ nuôi cấy in vitro và phương pháp tách chồi khi kết hợp, liên kết với các Viện, Trung tâm nghiên cứu, cây giống lan được ươm trong nhà lưới dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhà khoa học sẽ đảm bảo tính đồng nhất và tính ổn định, đạt giá trị thương mại và sử dụng. Nguồn giống này được cung cấp, phân phối cho các hộ dân có thể tiến hành chăm sóc, nuôi trồng. - Chuyển giao các quy trình kỹ thuật được phục vụ nhu cầu khai thác, phát triển nguồn gen 03 loài lan: Hài lông, Vân hài và Hoàng thảo thủy tiên. - Vườn nhân giống cây là nơi cung cấp cây giống cho nhu cầu khai thác, phát triển nguồn gen 03 loài lan: Hài lông, Vân hài và Thủy tiên hường của các doanh nghiệp, nguời dân. - Nhân rộng mô hình trồng lan 03 loài lan: Hài lông, Hài vân và Thủy tiên hường để phát triển vùng nguyên liệu cung cấp hàng hóa ra thị trường, phục vụ du lịch khu vực Bắc trung bộ. - Sản phẩm giống lan rừng mới tạo ra sẽ có giá thành cao. Sau khi kết thúc đề tài, đơn vị chủ trì vẫn tiếp tục nghiên cứu phát triển, hoàn thiện công nghệ nhân giống và nuôi trồng lan rừng nhằm giảm giá thành sản xuất cung cấp cây giống và hoa lan rừng cho thị trường. b) Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ, các nhà vườn kinh doanh hoa lan bản địa, có giá trị kinh tế cao. Với tiềm năng cung cấp 3 giống hoa lan bản địa quý Hài lông (Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl. ex Hook.) Stein.), lan Hài vân Bắc (Paphiopedilum callosum (Rchb. f.) Pfitzer) và lan Thủy tiên hường (Dendrobium amabile O’Brien.) sẽ giúp hạn chế tình trạng khai thác cạn kiệt các nguồn giống trên trong tự nhiên, giúp đưa các giống lan quý trên đến tay người tiêu dùng. Đề tài có khả năng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu. Hiện tại đơn vị chưa liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nên chưa thực hiện được. Tuy nhiên, trong thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục mời gọi sự liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. c) Mô tả phương thức chuyển giao. - Các loài lan trong bộ sưu tập sẽ là cơ sở để phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nguồn gen các loài lan rừng được lưu giữ trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài thực địa dùng làm nguyên liệu ban đầu để tuyển chọn và lai tạo những giống lan quý phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Kết quả nghiên cứu sẽ được đơn vị chuyển giao cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu với phương thức chuyển giao theo thỏa thuận (chuyển giao công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo; chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % của doanh thu, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn (với đơn vị phối hợp nghiên cứu hoặc với cơ sở sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu) theo tỷ lệ đã thoả thuận để cùng triển khai sản xuất, tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra.
Kết quả của đề tài, sau khi đơn vị được Bộ KHCN xác nhận Quyền sử dụng tài sản trong phương án xử lý tài sản của tổ chức Chủ trì nhiệm vụ. Đơn vị tiếp tục mời gọi sự liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, như: Các Viện và Trung tâm nghiên cứu trong nước, Trung tâm công nghệ cao Lam sơn- Sao vàng, các công ty kinh doanh sản phẩm hoa Lan trong nước là đơn vị khai thác và phát triển nguồn gen đối với 3 loài Lan quý, hiếm được lựa chọn, chuyển giao công nghệ tại địa phương; Khu BTTN Xuân Liên, chính quyền địa phương và các hộ dân tại miền núi tỉnh Thanh Hóa và vùng Bắc Trung Bộ là nơi tiếp nhận và triển khai tại hiện trường. Xuất phát từ những chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và nhu cầu lan bản địa của thị trường và lợi ích của các bên liên quan (chính quyền - nhà khoa học - doanh nghiệp - người dân) sẽ tạo tiền đề cho việc tăng cường liên kết giúp cho kết quả của nhiệm vụ quỹ gen có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn sản xuất

Lan; Nguồn gen; Khai thác; Bảo tồn

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không