liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

50

Điều tra hiện trạng cây thuốc có giá trị tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ sở để quản lý sử dụng bảo tồn và phát triển bền vững

Viện Dược Liệu

Bộ Y tế

Tỉnh/ Thành phố

TS. Trần Thị Liên

TS. Trần Thị Liên; CN. Cao Ngọc Giang; PGS. TSKH. Nguyễn Minh Khởi; CN. Nguyễn Thùy Lương; ThS. Nguyễn Xuân Trường; TS. Lý Ngọc Sâm; CN. Ngô Thị Minh Huyền; CN. Nguyễn Minh Hùng; ThS. Trịnh Minh Vũ; KS. Trần Đình Huệ

Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc

09/2019

12/2021

29/06/2022

50

20/12/2022

Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Xây dựng được danh mục các loài cây thuốc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là những dẫn liệu, tư liệu khoa học bổ sung vào các kết quả nghiên cứu chưa đầy đủ trước đây. Xây dựng đề xuất các giải phát quản lý, khai thác, bảo tồn và phát triển dược liệu sẽ là những dẫn liệu quan trọng phục vụ định hướng nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực dược liệu. Các kết quả về điều tra đa dạng thành phần loài đã bổ sung cho danh lục cây thuốc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thêm 182 loài, 151 chi, 67 họ. Đối với vườn quốc gia Côn Đảo: Bổ sung cho danh lục cây thuốc tại VQG Côn Đảo 137 loài, 118 chi, 61 họ có giá trị làm thuốc. Trong đó có 05 loài thực vật quý hiếm (Thuộc Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ cây thuốc (2019), nghị định 84/2021/NĐ-CP) ngoài giá trị bảo tồn còn có giá trị làm thuốc cho tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Đối với KBTTN Bình Châu – Phước Bửu. Nâng danh lục cây thuốc tại KBTTN Bình Châu - Phước Bửu thêm 432 loài, 274 chi, 66 họ. xác định được 35 loài cây thuốc là những cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn trọng Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Cây thuốc Việt Nam (2019), trong đó có 6 loài đang ở mức độ nguy cấp - EN và 17 loài cây thuốc sắp nguy cấp -VU, các loài còn lại nằm trong nghị định 84/2021/NĐ-CP. Đối với rừng phòng hộ thị xã Phú Mỹ và huyện Đất Đỏ ghi nhận 16 loài cây thuốc quý hiếm thuộc 13 chi, 12 họ, 10 bộ, 3 lớp và 2 ngành, các loài này nằm trong Nghị định 84/22021/ NĐ-CP, Sách đỏ (2007), Danh lục đỏ (2007) và Danh lục đỏ cây thuốc (2019).
BTU-2022-002
* Hiệu quả Khoa học - Việc triển khai các nội dung thuộc lĩnh vực sinh học, nông học, dược học và y học cổ truyền đã góp phần đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ khoa học; đồng thời, đã tăng cường sự hợp tác và phối hợp giữa các cán bộ nghiên cứu nhằm giải quyết một vấn đề chung. - Nhiệm vụ đã đào tạo 01 thạc sĩ, giúp tăng cường đội ngũ nhân lực bậc cao cho ngành y học cổ truyền. - Đã xác định được một số loài cây thuốc có giá trị chữa bệnh thuộc loài quý hiếm tồn tại 3 địa điểm điều tra của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Đã thu được những dữ liệu khách quan, khoa học về sự phân bố, trữ lượng, giá trị dược liệu của một số loài cây thuốc tại 3 địa điểm điều tra, góp phần bảo tồn, phát triển nguồn gen cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế cao của tỉnh; Qua đó, góp phần đề xuất kế hoạch bảo tồn và phát triển một số cây thuốc quý hiếm, có giá trị y học và giá trị kinh tế. - Nâng cao chất lượng nghiên cứu cây thuốc Việt Nam. * Hiệu quả kinh tế Những kết quả đạt được đã là tiền đề để các đơn vị nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh về dược liệu xây dựng chiến lược phát triển, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. - Đã lựa chọn được các loại cây thuốc là nguồn dược liệu có giá trị kinh tế cao ở khu vực điều tra để phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đề tài đã gợi ý cho một chiến lược phát triển các loại dược liệu có giá trị kinh tế phục vụ trong nước và xuất khẩu. - Kết quả của đề tài giúp đề xuất phương hướng quy hoạch vùng chuyên canh cây thuốc thuộc thế mạnh của tỉnh có các đảo xa đất liền để nâng mức thu nhập cho nhân dân, góp phần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số đảo xa. - Theo đề xuất của đề tài, từ các nguồn dược liệu quý hiếm, sẵn có, các công ty, đơn vị sản xuất dược có thể xây dựng phương án đầu tư bảo tồn, nuôi trồng, khai thác để sản xuất một số chế phẩm thuốc có tác dụng chữa bệnh, và chủ động được nguồn cung dược liệu, góp phần thực hiện tốt chủ trương mà Bộ Y tế “Người Việt dùng thuốc Việt”. - Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, đề tài đã đề xuất một số biện pháp, mô hình quản lý, phát triển hợp lý, tránh khai thác tới mức cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, góp phần hạn chế tối đa việc nhập khẩu thuốc y học cổ truyền, tiết kiệm nguồn ngoại tệ cho đất nước. * Hiệu quả xã hội Tạo thêm công ăn việc làm cho người nông dân. Tạo cho người dân trồng dược liệu sự ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế đồng thời nâng cao kiến thức cho người dân về trồng trọt cây thuốc và có ý thức trong việc bảo tồn cây thuốc quý.

cây thuốc; bảo tồn

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không