liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Đề án 47: “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” (Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ)

2021-02-946/KQNC

Điều tra hiện trạng nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam

Viện nghiên cứu hải sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Nguyễn Quang Hùng

ThS. Trần Văn Cường; ThS. Từ Hoàng Nhân; ThS. Nguyễn Văn Hải; ThS. Đào Thị Liên; Kỹ sư. Trần Nhật Anh; ThS. Bùi Thanh Hùng; Cử nhân. Hán Trọng Đạt; ThS. Nguyễn Công Thành; ThS. Thái Thị Kim Thanh

Hệ sinh thái và đánh giá nguồn lợi thuỷ sản

01/09/2016

01/12/2016

13/09/2017

2021-02-946/KQNC

02/06/2021

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Cung cấp thông tin, dữ liệu và cơ sở khoa học về đặc điểm môi trường, hải dương học, thủy sinh vật, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ phục vụ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực quản lý nghề cá biến. Cung cấp dữ liệu phục vụ đánh giá biến động suy giảm nguồn lợi thủy sản ở vùng sự 4 tỉnh Miền Trung trước và sau sự cố môi trường. Xác định được 5 vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiềm năng với tổng số 18 khu vực trải dọc ven biển nước ta, trong đó vùng Bắc vịnh Bắc Bộ có 4 khu vực, Trung Trung Bộ có 5 khu vực, Nam Trung Bộ có 3 khu vực, Đông Nam Bộ có 3 khu vực và Tây Nam Bộ có 4 khu vực. Cung cấp sơ bộ kết quả ban đầu về hiện trạng nghề cá ven bờ với đội tàu dưới 20CV, đây là nguồn dữ liệu và thông tin đầu tiên góp phần hoàn thiện bức tranh hoạt động khai thác và nghề cá nước ta. Xác định các loại nghề, hình thức xâm hại nguồn lợi can cam khai thác (nghề đăng đáy biển, nghề rùng, rập xếp, te xiệp, nghề cào bay và các hình thức khai thác hủy diệt) và loại nghề hạn chế khai thác điền hình là nghề lưới kéo, pha xúc, chụp mực, vó mành, lưới vây trong tháng 3-6 ở Vịnh Bắc Bộ, tháng 3- 4 và tháng 7-8 ở Trung Bộ, tháng 4-5 và tháng 7-8 ở Đông Nam Bộ, tháng 5-7 và tháng 11-12 ở Tây Nam Bộ. Xác định và đề xuất 8 giải pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản trong đó ưu tiên vào công tác rà soát, điều chỉnh và bổ sung các quy định, các văn bản pháp luật có liên quan; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật; thiết lập khu bảo vệ nguồn lợi; quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng và chuyển đổi nghề nghiệp; phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đối tượng kinh tế.

19207

Điều tra đánh giá hiện trạng nghề cá ven bờ là cơ sở quan trọng, góp phần định hướng khai thác nguồn lợi hải sản hợp lý, ổn định và từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế của ngành thủy sản.

Các giải pháp bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ bãi sinh sản, ương nuôi nguồn giống hải sản có vai trò quan trọng nhằm duy trì hàng năm lượng bổ sung cho nguồn lợi, từ đó góp phần duy trì bền vững nguồn lợi và lảm tăng hiệu quả kinh tế thủy sàn cho cộng đồng ngư dân ven biển theo hướng ổn định lâu dài.

Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường vùng biển ven bờ của dự án góp phần cung cấp thông tin khoa học để đánh giá xu thế biến động, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý môi trường, giảm thiểu rủi ro, sự cố ô nhiễm ở vùng biển ven bờ. Các giải pháp dự án đã đề xuất sẽ góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, môi trường vùng biển ven bờ và định hướng quản lý, phát triển kinh tế thủy sản, kinh tế biển bền vững.

Kết quả nghiên cứu đánh giá nguồn lợi và nghề cá ven bờ của dự án nhằm cùng cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển nghề cá bền vững. Các dữ liệu, thông tin phục vụ trực tiếp công tác quản lý, quy hoạch phát triển ngành thủy sản, duy trì sản lượng khai thác, tạo sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng ngư dân ven biển. Đồng thời góp phần ổn định xã hội, phát triển đất nước.

Khu hệ động, thực vật phù du ở vùng biển ven bờ lần đầu được xác định, chỉ rõ các đối tượng ưu thế trội quần xã, đối tượng có khả năng gây hại, có khả năng sinh độc tố để cung cấp dữ M liệu khoa học cho việc cảnh báo tảo nở hoa, tảo độc ở vùng biển ven bờ. Lần đầu tiên đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ được đánh giá và công bố kết quả. Bổ sung nhiều loài hải sản mới và cập nhật danh sách loài hải sản biển Việt Nam (ngoải các HST đặc thù) từ 941 loài lên 1.264 loài thuộc 592 giống và 235 họ hải sản. Nhiều loài hải sản đặc trưng, phân bố chủ yếu ở vùng biển ven bờ và chưa bát gặp ở vùng lộng, vùng khơi cũng được xác định và chỉ rõ. Kết quả góp phần hoàn thiện đầy đủ bức tranh trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác hải sản, cung cấp thông tin khoa học cho quản lý nghề cá biển. Xác định và chỉ rõ những đối tượng hải sản kinh tế, ưu thế có tính chất quyết định đến cấu trúc nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ. Bước đầu cũng đã đánh giá được mối liên quan giữa nguồn lợi và các yếu tố môi trường.

Mật độ nguồn lợi thường tập trung ở các khu vực có hàm lượng chlorophyll a, mật độ TVPD cao và nhiệt độ nước biển ấm. Các bãi đẻ, bãi ương nuôi tự nhiên nguồn giống thủy sản ở giai đoạn non có xu hướng dịch chuyển và chịu ảnh hưởng của dòng chảy vùng biển ven bờ. Sử dụng dữ liệu hiện có để cung cấp thông tin khoa học, đánh giá về biến động nguồn lợi trước vả sau sự cố môi trường, trong đó chỉ rõ nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ 4 tỉnh Miền Trung chịu ảnh hưởng lớn bởi sự cố môi trường, cấu trúc nguồn lợi biến động mạnh vả hiện đang bị suy giảm nghiêm trọng (37% mật độ), số lượng loài hái sàn bắt gặp giảm (16 loài), nhiều loài không còn bắt gặp (66 loài) và xuất hiện các đối tượng ở vùng khác di cư vào (50 loài). Lần đầu tiên các dữ liệu về hiện trạng nghề cá ven bờ nước ta được đánh giá và công bố. Dữ liệu nghề cá nước ta đã được bổ sung, cập nhật và dần hoàn thiện, đây là thông tin quan trọng phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch vả tái cơ cấu nghề cá đến hoạt động hiệu quá và phát triển bền vững. Hoạt động khai thác xâm hại các loài hải sản kinh tế đang ở mức khá cao, sản lượng khai thác chiếm tỷ lệ lớn số lượng cá thể còn non. Công tác quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ còn nhiều hạn chế, công tác thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi chưa thực sự hiệu quả, các hình thức khai thác trái phép, hủy diệt vần đang xảy ra vả tồn tại nhiều nơi. Các loại nghề, hình thức xâm hại nguồn lợi cần câm và hạn chế khai thác được xác định, bao gồm: nghề đăng đáy biển, nghề rùng, rập xếp, te xiệp, nghề cào bay và các hình thức khai thác hủy diệt nguồn lợi.

Cấm hoạt động khai thác trong phạm vi các khu bảo vệ nguồn lợi tiềm năng đã xác định. Hạn chế khai thác đối với nghề lưới kéo, pha xúc, chụp mực, vó mành, lưới vây từ tháng 3-6 ở VBB; tháng 3-4 và tháng 7-8 ở Trung Bộ; tháng 4-5 và tháng 7-8 ở ĐNB; tháng 5-7 và tháng 11-12 ở TNB. Đã xác định được 5 vùng bảo vệ nguồn lợi tiềm năng với tông số 18 khu vực ven biển nước ta với phạm vi và tọa độ cụ thể. Kết quả này là tiền đề quan trọng cho việc thiết lập vùng bảo vệ nguồn lợi hải sản ở nước ta.

 

Điều tra hiện trạng; Nguồn lợi thủy sản; Ven biển

Ứng dụng

Đề án khoa học

4

- Đánh giá ảnh hưởng của sự cố môi trường đến suy giảm nguồn lợi thủy sản ở 4 tỉnh miền Trung - Công văn 562/VHS-NL ngày 17/4/2018 của Viện Nghiên cứu Hải sản phúc đáp văn bản số 937/TCTS-BTPTNL ngày 30/3/2018 của Tổng cục Thủy sản về việc đề xuất danh mục 20 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn và danh mục 18 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Việt Nam. Kết quả tư vấn trên cơ sở dữ liệu điều tra khảo sát năm 2015 và cập nhật bổ sung ở những năm tiếp theo đến thời điểm hiện tại. - Công văn 771/VHS-NL ngày 28/5/2018 của Viện Nghiên cứu Hải sản phúc đáp văn bản số 1687/TCTS-BTPTNL ngày 16/5/2018 của Tổng cục Thủy sản về góp ý dự thảo Nghị định 26 hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản năm 2017 về khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển ven bờ nước ta. Có 04 nội dung góp ý chính phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Thủy sản như sau: i) Điều chỉnh phạm vi một số khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trên cơ sở dữ liệu cập nhật mới; ii) Đưa ra khỏi danh mục một số khu vực cấm dơ trùng lặp về phạm vi và đối tượng cấm chưa phù hợp; iii) Bổ sung các thông tin còn thiếu về phạm vi, tọa độ vùng cấp vả đối tượng ó' một số khu vực còn thiếu; iv) Điều chỉnh rút ngắn thời gian cam khai thác để giảm ảnh hưởng đến sinh kế người dân ven biển.