- Kiến trúc đa tầng cảm ngữ cảnh cho mạng kết nối vạn vật
- Phân lập định danh và xác định các yếu tố nguy cơ lây nhiễm của đơn bào Giardia ở bò tại khu vực miền Trung Việt Nam
- Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát điều khiển quá trình canh tác chè bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại Phú Thọ
- Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan Nhà nước đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Xây dựng trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu thi đua khen thưởng tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu tạo giống đậu tương chuyển gen kìm hãm già hóa bộ lá và tăng kích thước hạt
- Đánh giá chất lượng của một số sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường có nguy cơ gây mất an toàn và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và hỗ trợ đăng ký phát triển quyền sở hữu trí tuệ đối với bản quyền tác giả quyền liên quan trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Tuyển chọn và phát triển một số giống hoa hoa hồng nhập nội tạo nguồn giống mới cho làng nghề trồng hoa phục vụ phát triển cảnh quan du lịch thành phố Ninh Bình
- Nghiên cứu tác dụng chống tiểu đường và ung thư của các hợp chất phân lập từ một số loài thuộc chi Quyển bá (Selaginella) ở Việt Nam
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KX.04/16-20
2019-30-978/KQNC
Đối ngoại đa phương của Việt Nam: Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp
Học viện ngoại giao
Bộ Ngoại giao
Quốc gia
PGS.TS. Đặng Đình Quý
PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng, TS. Đặng Cẩm Tú, TS. Đỗ Thanh Hải, TS. Hà Anh Tuấn, TS. Đỗ Thị Thủy, TS. Tô Minh Thu, ThS. Trần Ngọc An, Cử nhân. Vũ Anh Quang, ThS. Đặng Chung Thủy, ThS. Nguyễn Nguyệt Nga, ThS. Lê Thị Hồng Vân, ThS. Nguyễn Hương Trà, ThS. Nguyễn Thanh Tùng
Khoa học xã hội khác
01/12/2016
01/08/2019
15/08/2019
2019-30-978/KQNC
17/09/2019
Sau khi nhận được báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài “Đối ngoại đa phương của Việt Nam: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp”, mã số KX.04.27/15-20. Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã tổ chức nghiên cứu, phổ biến kết quả đến một số tổ chức, cá nhân có liên quan để đưa vào ứng dụng thực tiễn. Cụ thể: Giúp cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước (Hội đồng Lý luận Trung ương/các Tiểu ban chuẩn bị Văn kiện Đại hội XIII, Ban Đối ngoại Trung ương. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo), các viện nghiên cứu, trường đại học, học viện (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Quan hệ quốc tế về Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, Viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Công an) có các căn cứ cả về lý luận và thực tiễn trong việc đề ra phương hướng, chính sách, biện pháp để nâng tầm đối ngoại đa phương. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần quan trọng xây dựng hệ thống lý luận, cơ sở tài liệu góp phần vào công tác đào tạo và nghiên cứu tại Học viện Ngoại giao và các đơn vị giảng dạy quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại ở Việt Nam, làm phong phú công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, tạo đồng thuận xã hội cho việc triển khai công tác đối ngoại đa phương. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, xuất bản sách chuyên khảo trong và ngoài nước. Việc phổ biến kết quả nghiên cứu này làm tăng sự hiểu biết ở trong nước và quốc tế về bối cảnh thế giới, khu vực và các xu thế lớn trong đối ngoại đa phương trên trường quốc tế tác động đến đường lối đối ngoại của Việt Nam và chiến lược đối ngoại đa phương nói riêng của Việt Nam, trên cơ sở đó đóng góp vào việc nâng cao nhận thức và củng cố đồng thuận xã hội về các vấn đề chính sách đối ngoại của đất nước, trong đó có đối ngoại đa phương trong thời kỳ đất nước ta tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa đa dạng hóa, nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Hiệu quả kinh tế: Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng cung cấp cứ liệu khoa học để xây dựng chính sách đối ngoại, đặc biệt đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế và công tác đối ngoại đa phương của đất nước những năm tiếp theo trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hướng tới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hiệu quả xã hội: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược đối ngoại đa phương, đưa ra các tư vấn chính sách đặc biệt về sự tham gia của ta vào các tổ chức, cơ chế hợp tác đa phương quan trọng trong khu vực và trên thế giới; đề xuất những kiến nghị nhằm triển khai đối ngoại đa phương một cách chủ động, tích cực và hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam là an ninh, phát triển vị thế. Đề tài góp phần hoàn thiện thêm quan điểm của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại đa phương, cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn trực tiếp phục vụ triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Ý nghĩa đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan: Đề tài góp phần quan trọng xây dựng và phát triển các cách tiếp cận và công trình khoa học nghiên cứu về đối ngoại đa phương và hội nhập quốc tế trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam; các chuyên đề đào tạo sau đại học thuộc các chuyên ngành Chính trị học, Quốc tế học, Quan hệ quốc tế tại các viện nghiên cứu và trường đại học, học viện.
Đối ngoại đa phương; Thực trạng; Giải pháp
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Phục vụ xây dựng Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Số lượng công bố trong nước: 23
Số lượng công bố quốc tế: 4
Không
Góp phần đào tạo 04 Tiến sỹ và 26 Thạc sỹ.